Tin môi trường và bạn đọc » Cầu nối
Thú “hoang” bán công khai trước cổng Chùa
(19:36:16 PM 26/10/2011)
Chú chim Ưng bị trói, bên cạnh là bà chủ đang mở dây lấy hàng bán cho khách đi đường
Người mua, lẫn bán điều thiếu lòng… “từ”
Từ thông tin qua đường dây nóng của bạn đọc gửi về cho Tin môi trường, trưa ngày 26/10/2011, chúng tôi có mặt tại khu vực buôn bán động vật hoang dã gần cổng chùa Việt Nam Quốc Tự (đường 3/2, phường 12, quận 10, TP HCM). Chỉ trong khoảng 100m từ nhà hát Hòa Bình tới trước cổng chùa Việt Nam Quốc Tự, PV đã đếm được có đến 3 tụ điểm buôn bán động vật hoang dã công khai. Tại đây, có nhiều loại động vật “hoang” được bày bán công khai, từ các con vật biết “bay” như: chim Ưng, Đại bàng, Điên điển, Diệc… đến các loài biết “chạy” như: Sóc, Thỏ, Khỉ. Thậm chí cả động vật nuôi kiểng như chuột Hamter đều có tất.
Có khá nhiều khách đi đường thấy bán động vật “lạ” đã tò mò ghé vào các điểm bán động vật này để xem, thậm chí có cả một số người đi chùa ra cũng ghé vào hỏi mua. Người đàn ông trung niên bán động vật sát gần cổng chùa còn nói lớn với mọi người: “ Mấy con vật này thịt ngon, cứ mua về nuôi, rồi đem nhậu cũng tốt!”.
Lân la tìm hiểu thì được biết giá những con vật được bày bán ở đây khá đắt so với những con vật được bán công khai trong quán… nhậu. Con chim Ưng to hơn nắm tay được thách giá tới 1,2 triệu đồng, cặp Diệc thì có giá 700 ngàn, Sóc cỡ trung bình là 120k/con, chuột Hamter 70k/con …. Đa phần những con vật ỡ đây đều có vẻ yếu ớt và nhỏ. Có lẽ chúng bị bắt khi còn quá nhỏ. Cậu bé con ông chủ vá xe bên đường cho chúng tôi biết, hàng ngày thấy họ chủ yếu mua hàng từ các đầu mối chở xe đem đến, rồi họ đem bày bán công khai ngay trước gần cửa chùa này.
Cô Hoa, người dân sống gần khu vực cho biết tình trạng buôn bán này vẫn diễn ra hằng ngày, nhưng không thấy ai nói gì, cô Hoa bức xúc:“Đâu phải là hết chỗ bán mà lựa ngay khu vực gần cổng chùa để bán, nhiều người thấy thương mấy con vật bị phơi nắng nên mua về nuôi làm phước”.
Cùng đồng quan điểm với cô Hoa, chị Châu (người đi chùa ) bày tỏ quan điểm: “Chùa chiềng là nơi linh thiêng, buôn bán động vật đã là điều xấu rồi, đã thế còn đem ra trước cổng chùa để mưu lợi kinh doanh thì còn mang tội nặng hơn”.
Công khai “lấn chiếm” cổng chùa !
Những chú Sóc và Thỏ bị nhốt trong lồng chờ bán cho khách hàng
Tình trạng buôn bán động vật hoang dã trước cổng chùa không những làm mất đi tính tôn nghiêm nơi tôn giáo mà còn gây mất mỹ quan đô thị, thậm chí còn gây ra tình trạng ùn tắc giao thông tại khu vực ngã tư đường 3/2 - Lê Hồng Phong hàng ngày. Nhưng thật ngạc nhiên khi không thấy một ai của các lực lượng chức năng nhắc nhở. Chưa nói đến các loại thú được bày bán công khai này có cả loài là động vật cấm, không được săn bắt và buôn bán trái phép !
Bạn Hoàng Minh Vy, người thường xuyên đi qua khu vực buôn bán này tỏ vẻ rất khó chịu vì tình trạng giao thông lộn xộn ở khu vực này, người đi đường cứ tấp vào lề đường để xem, để mua “thú” làm tắc nghẽn cả giao thông. “Họ còn thản nhiên lựa chọn thú nuôi ngay dưới lòng đường rất nguy hiểm. Chưa kể đến việc người vừa đi chùa xong cũng ghé vào “ tham quan ” làm tình trạng giao thông rất hỗn loạn”- Minh Vy cho biết.
Bác Hai, người giữ xe ở cổng chùa Việt Nam Quốc tự cho chúng tôi biết: “Có hôm không biết có phải bán ế hay sao mà tụi này còn đem cả lồng Sóc đến chiếm cả đường vào chùa để mời khách mua… phóng sinh. Có nữ phật tử đi chùa thấy Sóc nhảy sợ quá phải ngất !”.
Sau một vòng tìm hiểu, chúng tôi tấp vào quán nước mía bên hông chùa Việt Nam Quốc Tự để kêu nước uống giải khát thì chị chủ quán đến bên thỏ thẻ:“Mấy anh chị tính mua chim hả, tụi nó bán mắc lắm, đừng có mua”. Và chị không quên dặn dò thêm: “Tý ra đó đừng có nói tui nói nha, tụi ở đây láo lắm, nó vào quậy tui đấy !”. Thông tin của chị chủ quán cũng giúp chúng tôi thấy được các hoạt động buôn bán ở đây phức tạp như thế nào.
Thiết nghĩ buôn bán đàng hoàng để ổn định cuộc sống là điều đáng hoan nghênh và các cơ quan chức năng cần sắp xếp chỗ hợp lý, đảm bảo quyền lợi, công bằng cho mọi người. Tuy nhiên đối với các loại động vật chưa rõ nguồn gốc và có cả động vật cấm thì khi được bày bán công khai giữa chốn tôn nghiêm như thế này cần được các cơ quan chức năng để mắt tới. Không những giúp trả lại chốn tôn nghiêm cho nơi tôn giáo, mà còn bảo đảm được an toàn giao thông, mỹ quan, văn minh đô thị, tạo môi trường sống an lành cho mọi người.
Tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật hoang dã quý hiếm bị xử phạt như thế nào?
Điều 190 (BLHS). Tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật hoang dã quý hiếm
- Người nào săn bắt, giết, vận chuyển buôn bán trái phép động vật hoang dã quý hiếm bị cấm theo quy định của Chính phủ hoặc vận chuyển, buôn bán trái phép sản phẩm của loại động vật đó, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt từ hai năm đến bảy năm:
- Có tổ chức;
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
- Sử dụng công cụ hoặc phương tiện săn bắt bị cấm;
- Săn bắt trong khu vực bị cấm hoặc trong thời gian bị cấm;
Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
- Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ hai triệu đồng đến hai mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Ý kiến bạn đọc về: Thú “hoang” bán công khai trước cổng Chùa
-
Họ và tên (19:50:21 PM 08/11/2011)Tiêu đề
minh thay cai nay cung nhuc nhoi lam, de nghi chinh quyen co quan giai quyet nhanh
-
Họ và tên (22:22:11 PM 08/11/2011)Tiêu đề
hehehe, chỗ này đi ngang qua hoài, bây giờ mới thấy viết báo, tình trạng này lâu ùi
-
Họ và tên (22:22:57 PM 08/11/2011)Tiêu đề
mấy con đó nhìn cũng dễ thương mà
-
Họ và tên (22:24:23 PM 08/11/2011)Tiêu đề
mấy con này chắc tụi nó chích thuốc cả rồi, mọi người cẩn thận
-
Họ và tên (22:25:41 PM 08/11/2011)Tiêu đề
mua ở mấy chỗ có kiểm tra nguồn cẩn thận nha mọi người, những người này bán hàng không bảo đảm đâu, coi chừng mất tiền đó
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành”
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành”
- Mời viết bài tham dự Hội thảo quốc tế về Đánh giá tác động môi trường lần thứ 8 tại Hàn Quốc
- Câu lạc bộ Đạp xe Môi trường kết nối Cây Di sản kiện toàn tổ chức, triển khai nhiệm vụ năm 2025
- Thêm 6 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam
- Cây đa hơn 300 tuổi tại thành phố Chí Linh được vinh danh là Cây di sản
- Hội BVTN&MT tỉnh Đồng Nai khắc phục khó khăn, duy trì những hoạt động thiết thực
- Bộ TN-MT yêu cầu Đồng Nai xử lý vi phạm ở các dự án lớn
- Câu lạc bộ Doanh nghiệp Trường Đại học Nguyễn Tất Thành tổng kết hoạt động năm 2023 và đề ra phương hướng cho năm 2024;
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Cây Thị tại đền - chùa Thái, thành phố Hải Phòng được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Cây Thị gần 400 năm, chu vi thân 2,9 mét, trong khuôn viên đền – chùa Thái, thôn Trấn Nam, xã Trấn Dương, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng vừa được chính quyền và nhân dân xã Trấn Dương long trọng tổ chức lễ đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam vào ngày 22/9/2024.
Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam trao đổi về quản lý chất thải điện tử trong chương trình “trái đất xanh” của VTV1
(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 01/10/2024, tại Trường quay của Đài Truyền hình Việt Nam, Chương trình “Trái Đất xanh” do VTV1 thực hiện đã có buổi trao đổi của Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam về chủ đề “Quản lý chất thải điện tử”.