Tin môi trường và bạn đọc » Cầu nối
Thêm nhiều loài mới được phát hiện tại vùng hạ lưu sông Mekong
(09:06:54 AM 05/06/2014)Sóc bay phân bố rộng rãi từ Afghanistan đến các đảo Đông Nam Á, nhưng chỉ có ở Lào, người ta mới phát hiện loài sóc bay khổng lồ có kích thước toàn thân lên tới gần 1,1m. - Ảnh:TL
Báo cáo, được WWF phát hành vào ngày Môi trường Thế giới, giới thiệu nhiều loài không chỉ lạ mà còn đẹp. Trong số 15 loài được mô tả trong báo cáo có loài sóc bay (Biswamoyopterus laoensis), được phát hiện tại một khu chợ bán thịt thú rừng tại Lào. Với bộ lông màu đỏ và trắng đặc trưng, loài sóc bay Lào khổng lồ đánh dấu sự tồn tại của một chi của họ sóc bay ở khu vực Đông Nam Á.
Tại Cam-pu-chia, một loài chim chích mới được phát hiện trong một bãi cỏ giữa thủ đô Phnom Penh. Loài chim chích Cam-pu-chia (Orthotomus chaktomuk) lần đầu tiên được phát hiện vào năm 2009 trong khi thực hiện chương trình kiểm tra cúm gia cầm định kì. Các thí nghiệm sau đó, từ bộ lông, tiếng hót cho đến gen của chúng đều khẳng định đây là một loài mới.
“Những loài mới được phát hiện đã khẳng định Tiểu vùng sông Mekong Mở rộng là một trong những khu vực trù phú và có độ đa dạng sinh học cao nhất thế giới” - Tiến sỹ Thomas Gray, Quản lý chương trình Loài của WWF-Greater Mekong phát biểu. “Nếu chúng ta muốn bảo vệ các loài sinh vật mới này khỏi bị tuyệt chủng và nuôi hy vọng tìm thêm được các loài độc đáo khác trong tương lai, thì điều quan trọng cần phải làm ngay lúc này là chính phủ các nước đầu tư vào các chiến lược bảo tồn và phát triển xanh.”
Tại Việt Nam, một loài dơi có hình thù kỳ dị lần đầu tiên được trông thấy tại đảo Cát Bà năm 2008. Tuy nhiên, phải một thời gian sau, khi một nhóm các nhà nghiên cứu bắt được thêm một số cá thể, chúng mới được xác định là một loài hoàn toàn mới. Loài dơi Grifin mũi lá (Hipposideros griffin) được nhận diện bởi chiếc mũi thịt kỳ cục có chức năng trợ giúp chúng trong việc định vị qua tiếng vang, tương tự như khả năng sử dụng sóng siêu âm để giúp chúng di chuyển.
Cũng tại Việt Nam, một loài cá tí hon và gần như trong suốt, với một cơ chế giải phẫu rất phức tạp đã được phát hiện. Phallostethus cuulong có cơ quan sinh sản nằm ngay dưới miệng. Chúng giao phối với nhau bằng đầu, với cơ quan sinh sản của con đực móc vào cơ quan sinh sản của con cái.
Trong số 21 loài lưỡng cư mới được ghi nhận trong báo cáo, có loài ếch bay Helen (Rhacophorus helenae), được phát hiện trong phạm vi chưa tới 100 km tính từ thành phố Hồ Chí Minh. Loài ếch xanh lớn này đã tránh được sự chú ý của các nhà sinh vật học cho đến tận bây giờ nhờ việc lướt giữa cách ngọn cây bằng các chi lớn và có màng; và chúng chỉ nhảy xuống để sinh sản trong các hồ nước mưa. Việc loài ếch bay Helen được phát hiện trong một vạt rừng nằm lọt giữa các khu đất nông nghiệp giúp nhấn mạnh sự cấp thiết của việc bảo tồn các khu rừng miền đất thấp.
Loài ếch xanh khổng lồ biết bay Helen, với tên khoa học Rhacophorus helenae, được tìm thấy trong vòng bán kính chưa đầy 100km xung quanh thành phố Hồ CHí Minh – một trung tâm đô thị với hơn 9 triệu dân. Chúng có thể dài đến 10cm và nằm trong nhóm các loài ếch có khả năng bay tốt nhất.
Loài cá giao phối bằng đầu này vừa mới được phát hiện tại vùng đồng bằng châu thổ sông Mekong thuộc Việt Nam. Chúng là một thành viên mới thuộc họ cá Phallostethidae có phần thân trong suốt, với cơ quan sinh sản nằm ở một vị trí bất thường.
“Rừng nhiệt đới ở vùng đất thấp nằm trong số những vùng sinh thái bị đe dọa nghiêm trọng nhất bởi các hoạt động của con người như khai thác gỗ hoặc các hoạt động làm môi trường bị xuống cấp”, Tiến sỹ Gray bổ sung. “Mặc dù loài ếch cây Helen chỉ vừa mới được phát hiện, thì loài này, cũng như nhiều loài khác, đã đang bị đe dọa bởi môi trường sống ngày càng bị thu hẹp.”
Một loài động vật mới nữa có khả năng bay cao là loài tắc kè dù (Ptychozoon kaengkrachanense), được phát hiện tại khu rừng thường xanh tại vùng núi phía tây Vườn quốc gia Kaeng Krachan của Thái Lan. Loài tắc kè có lớp da ngụy trang này có thể kéo căng lớp da bên sườn và giữa các ngón chân để lao từ các cành cây xuống thân cây.
“Vườn quốc gia Kaeng Krachan là một trong số những khu vực ít được khám phá nhất tại khu vực Đông Nam Á. Đây là một khu vực hoang dã gần biên giới với My-an-mar”. Tiến sỹ Gray cho biết. “ Khu vực này đóng vai trò quan trọng trong việc phục hồi các loài tại Thái Lan và My-an-mar, có một trong những quần thể hổ lớn nhất thế giới. Việc phát hiện ra những loài mới tại đây khẳng định tầm quan trọng của các nỗ lực bảo tồn của WWF và các đối tác tại khu vực thiên nhiên tuyệt vời này”.
Trong một hang động ở Lào, Tiến sỹ Peter Jäger đã phát hiện ra một loài nhện thợ săn mới (Sinopoda scurion) và cũng là loài nhện đầu tiên trên thế giới không có mắt. Sự tiêu giản của mắt ở loài nhện này là do chúng sống hoàn toàn trong môi trường không có ánh sáng.
Mekong Kỳ bí miêu tả 15 loài, mới được xác định bởi các nhà khoa học, trong số 290 loài thực vật, 24 loài cá, 21 loài lưỡng cư, 28 loài bò sát, 1 loài chim và 3 loài động vật có vú - được chính thức ghi nhận là những loài mới từ năm 2012-2013 tại Tiểu vùng sông Mekong Mở rộng. Khu vực này trải dài từ Cam-pu-chia, Lào, My-an-mar, Thái Lan, đến Việt Nam và bao gồm cả phía tây nam tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Kể từ năm 1997, đã có 2077 loài mới được các nhà khoa học phát hiện tại khu vực Tiểu vùng sông Mekong mở rộng.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành”
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành”
- Mời viết bài tham dự Hội thảo quốc tế về Đánh giá tác động môi trường lần thứ 8 tại Hàn Quốc
- Câu lạc bộ Đạp xe Môi trường kết nối Cây Di sản kiện toàn tổ chức, triển khai nhiệm vụ năm 2025
- Thêm 6 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam
- Cây đa hơn 300 tuổi tại thành phố Chí Linh được vinh danh là Cây di sản
- Hội BVTN&MT tỉnh Đồng Nai khắc phục khó khăn, duy trì những hoạt động thiết thực
- Bộ TN-MT yêu cầu Đồng Nai xử lý vi phạm ở các dự án lớn
- Câu lạc bộ Doanh nghiệp Trường Đại học Nguyễn Tất Thành tổng kết hoạt động năm 2023 và đề ra phương hướng cho năm 2024;
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải
(Tin Môi Trường) - Tại Lễ Khai mạc Festival Khèn Mông, Lễ hội hoa Đào rừng (Pằng Tớ Dầy) của huyện Mù Cang Chải, ông Nguyễn Tuấn Anh, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái cùng đại diện Hội BVTN&MT Việt Nam đã trực tiếp trao Bằng và Quyết định công nhận 4 Cây di sản Việt Nam cho đại diện địa phương.
Hội nghị Ban Chấp hành VACNE 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội
(Tin Môi Trường) - Sáng 26/11 tại Hà Nội, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam (VACNE) đã tổ chức Hội nghị Ban chấp hành năm 2024.
- Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam trao đổi về quản lý chất thải điện tử trong chương trình “trái đất xanh” của VTV1
- Cuốn sách “Tài nguyên thiên nhiên và chuyển đổi xanh” sẽ được hoàn thiện vào cuối năm
- Các cấp chính quyền và đoàn thể, cộng đồng nhân dân chung tay trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh