»

Thứ bảy, 23/11/2024, 01:53:31 AM (GMT+7)

Tây Ninh cấp phép gây nuôi thương mại tê tê: Cấp phép là quyền của chúng tôi, xác nhận là việc của cơ quan khoa học! Tin mới nhất

(12:33:53 PM 19/07/2016)
(Tin Môi Trường) - Trong thời gian qua, được biết Chi cục Kiểm lâm Tây Ninh đã cấp phép cho một số hộ dân tỉnh này gây nuôi thương mại tê tê- loài động vật nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ theo Nghị định 160/2013/NĐ-CP. Điều đáng nói là các cơ quan khoa học CITES (Công ước về thương mại quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp) chưa hề xác nhận việc tê tê có khả năng sinh sản liên liết qua nhiều thế hệ trong môi trường nuôi nhốt hay nuôi sinh trưởng tê tê không ảnh hưởng tới việc bảo tồn loài này trong tự nhiên.


 Cá thể tê tê trong trang trại của ông Nguyễn Văn Mỹ tại Tây Ninh (Ảnh: ENV)


Theo Nghị định 82/2006/NĐ-CP, xác nhận bằng văn bản này của cơ quan khoa học CITES chính là một trong những điều kiện tiên quyết để đăng ký gây nuôi các loài động vật hoang dã (ĐVHD) nguy cấp, quý, hiếm như tê tê. Vậy nhưng, qua trao đổi bằng văn bản với Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV), Chi cục Kiểm lâm Tây Ninh lại thẳng thừng tuyên bố: “Kiểm lâm là cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký của các trại nuôi sinh sản, trại nuôi sinh trưởng […] Về trình tự thủ tục cấp giấy, không quy dịnh phải xin ý kiến bằng văn bản đối với cơ quan khoa học CITES Việt Nam.”

 

Thậm chí, cơ quan này còn cho rằng: “CITES Việt Nam phải có trách nhiệm nghiên cứu và xác nhận bằng văn bản các loài ĐVHD có khả năng nuôi sinh sản, sinh trưởng trong môi trường tự nhiên có kiểm soát.” Nói cách khác, theo những lập luận của Chi cục Kiểm lâm Tây Ninh, cấp phép cho các trang trại gây nuôi ĐVHD nguy cấp, quý, hiếm là việc của Kiểm lâm, còn loài vật đó có sống tốt, sinh sản được trong môi trường nuôi nhốt hay không thì cơ quan CITES phải tự xem xét và chủ động xác nhận (?!).

Chưa dừng lại ở đó, để chứng minh tê tê là loài thích hợp để gây nuôi thương mại, Chi cục Kiểm lâm Tây Ninh còn viện dẫn một link bài trên báo và cho rằng Vườn quốc gia Cúc Phương đã thành công trong việc nuôi tê tê sinh sản. Tuy nhiên, trả lời về vấn đề này, ông Trần Quang Phương, Chương trình bảo tồn thú ăn thịt và tê tê – Vườn quốc gia Cúc Phương lại đưa ra thông tin hoàn toàn đối lập: “Kể từ khi được thành lập từ năm 2005 đến nay, chúng tôi mới chỉ ghi nhận 8 trường hợp sinh sản trong điều kiện nuôi nhốt nhưng nhưng là trong hoàn cảnh cá thể tê tê mẹ đã có thai từ trong tự nhiên trước khi vào Trung tâm và sinh con trong quá trình được chúng tôi cứu hộ. Trong số 8 trường hợp trên chỉ có một trường hợp duy nhất tái thả thành công vào tự nhiên cùng với cá thể mẹ.”

 

Trong khi đó, qua điều tra của ENV tại trang trại của ông Nguyễn Văn Mỹ - một trong số nhiều cơ sở đã được Chi cục Kiểm lâm Tây Ninh cấp giấy phép gây nuôi thương mại tê tê, chủ cơ sở thừa nhận thường xuyên mua tê tê con bất hợp pháp để khai báo “tăng đàn”. Chưa kể, ENV còn phát hiện cơ sở này chuyên khai khống số lượng tê tê trên giấy tờ để tuồn các cá thể từ tự nhiên vào, bán trái phép cho các đối tượng có nhu cầu.

Bàn về khả năng sinh sản của tê tê, PGS.TS Lê Xuân Cảnh - Viện sinh thái và tài nguyên sinh vật cho biết: “Tê tê là loài khó thích nghi với môi trường không phải sinh cảnh tự nhiên của chúng. Để loài này sinh trưởng và phát triển trong môi trường nuôi nhốt đã là cả một thách thức, để chúng sinh sản được còn khó khăn gấp nhiều lần. Hơn nữa, tê tê sinh sản khá chậm, mỗi lứa lại chỉ đẻ một con nên việc gây nuôi thương mại loài này không phải là lựa chọn hợp lí để phát triển kinh tế.”

Vậy là, trong khi cơ quan khoa học chưa xác nhận, cũng chưa có ví dụ thực tiễn về việc tê tê phù hợp với môi trường sống nuôi nhốt phục vụ phát triển kinh tế thì tại Tây Ninh, hàng loạt trang tại đã được cơ quan kiểm lâm tỉnh này cấp phép gây nuôi.

 

Bà Bùi Thị Hà – Phó Giám đốc, phụ trách Chương trình Chính sách và Pháp luật của ENV nhấn mạnh: “Điều đáng nói là dường như Chi cục Kiểm lâm tỉnh Tây Ninh không hề nhận thấy những nguy cơ từ việc cấp phép gây nuôi thương mại với tê tê. Là một cơ quan được Đảng và Nhà nước giao trọng trách thi hành pháp luật về bảo vệ ĐVHD và đa dạng sinh học, thay vì tiên lượng những nguy cơ có thể xảy ra khi cho phép gây nuôi thương mại và buôn bán tê tê cũng như nghiêm túc thực hiện các quy định về việc cấp phép thì Chi cục Kiểm lâm Tây Ninh lại ngang nhiên cấp phép khi chưa có xác nhận của cơ quan khoa học và sau đó chối bỏ trách nhiệm về quyết định sai lầm của mình.”

“Việc Chi cục Kiểm lâm Tây Ninh cần làm ngay lúc này là dừng việc cấp phép mới và thu hồi lại những giấy ghép đã cấp cho các cơ sở gây nuôi thương mại tê tê. Có như vậy chúng ta mới ngăn chặn được nạn săn bắt, buôn bán, hợp pháp hóa tê tê qua các trang trại và bảo vệ loài ĐVHD bị buôn lậu nhiều nhất trên thế giới khỏi nguy cơ tuyệt chủng,” bà Hà cho biết thêm.

TIN MÔI TRƯỜNG (tinmoitruong@tinmoitruong.vn)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Tây Ninh cấp phép gây nuôi thương mại tê tê: Cấp phép là quyền của chúng tôi, xác nhận là việc của cơ quan khoa học!

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Cây Thị tại đền - chùa Thái, thành phố Hải Phòng được công nhận là Cây Di sản Việt Nam

Cây Thị tại đền - chùa Thái, thành phố Hải Phòng được công nhận là Cây Di sản Việt Nam

(Tin Môi Trường) - Cây Thị gần 400 năm, chu vi thân 2,9 mét, trong khuôn viên đền – chùa Thái, thôn Trấn Nam, xã Trấn Dương, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng vừa được chính quyền và nhân dân xã Trấn Dương long trọng tổ chức lễ đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam vào ngày 22/9/2024.

Tin Môi Trường
 Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam trao đổi về quản lý chất thải điện tử trong chương trình “trái đất xanh” của VTV1

Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam trao đổi về quản lý chất thải điện tử trong chương trình “trái đất xanh” của VTV1

(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 01/10/2024, tại Trường quay của Đài Truyền hình Việt Nam, Chương trình “Trái Đất xanh” do VTV1 thực hiện đã có buổi trao đổi của Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam về chủ đề “Quản lý chất thải điện tử”.

VACNE 30 năm
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI