Tin môi trường và bạn đọc » Cầu nối
Tập huấn nghiệp vụ bảo vệ động vật hoang dã cho đội ngũ thẩm phán, và cán bộ tòa án TP HCM
(08:43:11 AM 25/03/2016)Tập huấn nhằm phổ biến Pháp luật bảo vệ động vật hoang dã (ĐVHD) và các điều luật liên quan đến bảo vệ ĐVHD trong Bộ luật hình sự (BLHS) sửa đổi 2015 cũng như trao đổi những kinh nghiệm thực tiễn xét xử các vụ án, đặc biệt là án hình sự liên quan tới tội phạm ĐVHD qua đó góp phần tăng cường tỷ lệ xét xử tội phạm ĐVHD và đẩy mạnh công tác bảo tồn động vật hoang dã tại Việt Nam trong thời gian tới.
Bà Ung Thị Xuân Hương – Chánh án Tòa án Nhân dân TP. Hồ Chí Minh hát biểu khai mạc tập huấn
Phát biểu khai mạc tập huấn, Bà Ung Thị Xuân Hương – Chánh án Tòa án Nhân dân TP. Hồ Chí Minh cho biết: Các hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ ĐVHD đặc biệt là săn bắt, buôn bán trái phép các loài động vật nguy cấp, quý hiếm đang có chiều hướng gia tăng trong những năm gần đây ở Việt Nam và trên phạm vi toàn cầu.
Tại Việt Nam, theo thống kê từ 16/12/2010 đến 15/12/2015, lực lượng kiểm soát Hải quan đã chủ trì, phối hợp phát hiện, bắt giữ 116 vụ vi phạm liên quan đến buôn bán, vận chuyển trái phép động, thực vật hoang dã và các sản phẩm của động vật hoang dã. Tang vật vi phạm chủ yếu gồm: 22.067,5 kg ngà voi, 457 vòng đeo tay chế tác từ ngà voi, 190 kg sừng tê giác, 12.276 vảy tê tê, 22.732 kg tê tê, 2.648 vảy đồi mồi. Trong khi đó, số liệu từ năm 2011 đến tháng 8/2015 của Cục Cảnh sát Môi trường (C49) đã phát hiện và xử lý 377 vụ với 376 cá nhân và 5 tổ chức, khởi tố 35 vụ với 44 bị can, xử phạt hành chính 193 vụ với 204 cá nhân, 1 tổ chức và phạt 1,938 tỉ đồng. Nơi xảy ra nhiều là các tỉnh thành có các cảng biển, cảng hàng không, cửa khẩu như: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Quảng Ninh, Hải Phòng. Có thể nói, tội phạm ĐVHD đang thách thức pháp luật và nỗ lực bảo vệ ĐVHD của các tổ chức bảo tồn và cơ quan thực thi pháp luật trong đó có Tòa án nhân dân.
Các học viên thực hành phân biệt sản phẩm thật giả
Thành phố Hồ Chí Minh được xem là một trong những nơi buôn bán và tiêu thụ ĐVHD lớn của Việt Nam. Do đó, việc tăng cường năng lực thực thi pháp luật cho các cơ quan chức năng trên địa bàn có ý nghĩa quan trọng trong việc ngăn chặn nạn buôn bán ĐVHD trái phép. Đánh giá cao sự cần thiết của chương trình tập huấn, ông Phạm Lương Toản – Chánh tòa Hình sự, Tòa án TP. Hồ Chí Minhkhẳng định đây sẽ là tiền đề quan trọng để các thẩm phán tòa án TP. Hồ Chí Minh và tòa án các quận huyện tại các khu vực trọng điểm của TP. Hồ Chí Minh đấu tranh với tình trạng buôn bán ĐVHD bất hợp pháp quanh khu vực thành phố.
Học viên trình bày ý kiến
Tập huấn sẽ giúp các Thẩm phán tòa Hình sựthực hành phân tích việc xét xử các hành vi vi phạm về quản lý bảo vệ ĐVHD và giải đáp những vấn đề còn vướng mắc trong quá trình xét xử tội phạm ĐVHD nhằm góp phần nâng cao chất lượng hoạt động xét xử loại hình tội phạm đặc thù này.Khóa học kết thúc với bản kế hoạch hoạt động và hỗ trợ tiếp theo cho các thẩm phán trong công tác xét xử hành vi buôn bán trái phép động vật hoang dã bao gồm sự phối với liên ngành với Viện Kiểm sát, Cục Cảnh sát Môi trường C49B, cơ quan Hải quan và các cơ quan thực thi pháp luật có liên quan.
Gửi ý kiến bạn đọc về: Tập huấn nghiệp vụ bảo vệ động vật hoang dã cho đội ngũ thẩm phán, và cán bộ tòa án TP HCM
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành”
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành”
- Mời viết bài tham dự Hội thảo quốc tế về Đánh giá tác động môi trường lần thứ 8 tại Hàn Quốc
- Câu lạc bộ Đạp xe Môi trường kết nối Cây Di sản kiện toàn tổ chức, triển khai nhiệm vụ năm 2025
- Thêm 6 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam
- Cây đa hơn 300 tuổi tại thành phố Chí Linh được vinh danh là Cây di sản
- Hội BVTN&MT tỉnh Đồng Nai khắc phục khó khăn, duy trì những hoạt động thiết thực
- Bộ TN-MT yêu cầu Đồng Nai xử lý vi phạm ở các dự án lớn
- Câu lạc bộ Doanh nghiệp Trường Đại học Nguyễn Tất Thành tổng kết hoạt động năm 2023 và đề ra phương hướng cho năm 2024;
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải
(Tin Môi Trường) - Tại Lễ Khai mạc Festival Khèn Mông, Lễ hội hoa Đào rừng (Pằng Tớ Dầy) của huyện Mù Cang Chải, ông Nguyễn Tuấn Anh, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái cùng đại diện Hội BVTN&MT Việt Nam đã trực tiếp trao Bằng và Quyết định công nhận 4 Cây di sản Việt Nam cho đại diện địa phương.
Hội nghị Ban Chấp hành VACNE 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội
(Tin Môi Trường) - Sáng 26/11 tại Hà Nội, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam (VACNE) đã tổ chức Hội nghị Ban chấp hành năm 2024.
- Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam trao đổi về quản lý chất thải điện tử trong chương trình “trái đất xanh” của VTV1
- Cuốn sách “Tài nguyên thiên nhiên và chuyển đổi xanh” sẽ được hoàn thiện vào cuối năm
- Các cấp chính quyền và đoàn thể, cộng đồng nhân dân chung tay trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh