»

Thứ năm, 21/11/2024, 18:39:04 PM (GMT+7)

Sự tàn bạo của nạn nuôi gấu lấy mật là có thật !

(17:15:52 PM 11/03/2015)
(Tin Môi Trường) - Những ngày nay trên mạng lan truyền bài báo "20 năm bị mặc áo sắt rút mật, gấu mẹ giết gấu con rồi tự sát" nhiều bạn đọc đã chia sẻ và đồng cảm với bài báo này. Tuy nhiên trên trang facebook chính thức của Tổ chức Động vật Châu Á cho rằng: Tính xác thực của câu chuyện này còn là một câu hỏi lớn, nhưng sự tàn bạo của ngành nuôi gấu lấy mật thì là thật! Nội dung cho biết:

Sự[-]tàn[-]bạo[-]của[-]nạn[-]nuôi[-]gấu[-]lấy[-]mật[-]là[-]có[-]thật[-]!

Bức ảnh gấu bị lấy mật trong bài báo khiến cộng đồng xúc động mạnh

 

"Câu chuyện về gấu tự tử có thể không có thật nhưng sự tàn bạo của nạn nuôi gấu lấy mật là thật. Câu chuyện về gấu mẹ trong trại gấu sau khi giết con của mình rồi tự tử một lần nữa lại được chia sẻ trên mạng xã hội. Tuy sự tàn bạo của nạn nuôi gấu lấy mật là thật, nhưng câu chuyện có thể chỉ là hư cấu.


Câu chuyện đau lòng về một chú gấu trong trang trại tại Trung Quốc, sau khi thoát khỏi chuồng cũi, giết con của mình rồi tự tử một lần nữa lại được chia sẻ rất nhiều trong cộng đồng mạng. Tìm kiếm trên Google, bạn đọc sẽ thấy khoảng 10.000 kết quả.


Câu chuyện không hề được xác thực này đã xuất hiện đầu tiên trên các trang truyền thông Trung Quốc rồi các trang truyền thông nước ngoài. Có rất nhiều các báo đã lấy lại câu chuyện nhưng không có bằng chứng ban đầu.


Tổ chức Động vật Châu Á cũng không thể tìm được bằng chứng để kiểm tra độ xác thực của câu chuyện. Một vài trang thông tin còn sử dụng ảnh nhân viên của Tổ chức Động vật Châu Á đang gây mê khi cứu hộ gấu để minh họa.


Sáng lập viên kiêm Tổng giám đốc Tổ chức Động vật Châu Á, Tiến sỹ. Jill Robinson cho rằng: “Câu chuyện không ăn khớp với các hành vi của gấu mà chúng tôi thường quan sát được ở các trại nuôi gấu lấy mật cũng như trong các trung tâm cứu hộ của Tổ chức trong suốt 20 năm nay. Câu chuyện rất cảm động nhưng không giống với thực tế của gấu trong trang trại – và khả năng cao là không có thật.


Trong khi việc chia sẻ câu chuyện này giúp nâng cao nhận thức về sự tàn bạo của nạn nuôi gấu lấy mật, nhưng chúng tôi cũng luôn tôn trọng sự thật. Sự khủng khiếp của ngành công nghiệp này không cần phóng đại.


Và sự thật là hiện đang có khoảng 10.000 cá thể gấu đang bị nuôi nhốt trong các lồng cũi nhỏ xíu tại Trung Quốc và ngày ngày chịu sự đau đớn vì bị trích mật.”

Tin Môi Trường
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Sự tàn bạo của nạn nuôi gấu lấy mật là có thật !

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Cây Thị tại đền - chùa Thái, thành phố Hải Phòng được công nhận là Cây Di sản Việt Nam

Cây Thị tại đền - chùa Thái, thành phố Hải Phòng được công nhận là Cây Di sản Việt Nam

(Tin Môi Trường) - Cây Thị gần 400 năm, chu vi thân 2,9 mét, trong khuôn viên đền – chùa Thái, thôn Trấn Nam, xã Trấn Dương, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng vừa được chính quyền và nhân dân xã Trấn Dương long trọng tổ chức lễ đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam vào ngày 22/9/2024.

Tin Môi Trường
 Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam trao đổi về quản lý chất thải điện tử trong chương trình “trái đất xanh” của VTV1

Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam trao đổi về quản lý chất thải điện tử trong chương trình “trái đất xanh” của VTV1

(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 01/10/2024, tại Trường quay của Đài Truyền hình Việt Nam, Chương trình “Trái Đất xanh” do VTV1 thực hiện đã có buổi trao đổi của Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam về chủ đề “Quản lý chất thải điện tử”.

VACNE 30 năm
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI