Tin môi trường và bạn đọc » Cầu nối
Rừng bị khai thác trái phép thuộc địa phận tỉnh Gia Lai
(08:07:44 AM 09/12/2014)
Hiện trường một vụ khai thác gỗ trái phep tại Vườn Quốc gia Yok Đôn - Ảnh minh họa: TL
Theo nội dung công văn phúc đáp, sau khi báo chí thông tin về việc lâm tặc “xẻ thịt” rừng giáp ranh giữa huyện Krông Năng (Đắk Lắk) và huyện Krông Pa (Gia Lai), UBND huyện Krông Năng đã chỉ đạo các ngành chức năng khẩn trương kiểm tra, xác minh những khu vực khai thác gỗ trái phép.
Theo kết quả kiểm tra, “tình trạng khai thác rừng trái phép tại tiểu khu 306 do UBND xã Cư Klông quản lý và gỗ khai thác trái phép chất đầy trong nhà dân (ở thôn Cư Klông) là không có”. Diện tích rừng bị khai thác trái phép chủ yếu thuộc khu vực giáp ranh huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai. Vì vậy, các ngành chức năng của huyện đã thông báo đến Hạt Kiểm lâm huyện Krông Pa để có kế hoạch kiểm tra, truy quét. UBND huyện Krông Năng cũng đã có văn bản đề nghị UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk làm việc với tỉnh Gia Lai, chỉ đạo các ngành chức năng tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng khu vực giáp ranh.
Cũng theo văn bản này, trong tháng 10/2014, tại tiểu khu 315A và 316, xã Ea Tam, thuộc lâm phần của Ban Quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn Krông Năng quản lý đã có 46 cây gỗ dổi đường kính từ 25-70cm bị đốn hạ, gây thiệt hại khối lượng gỗ khoảng 52m3. Nguyên nhân do giá hạt dổi tăng cao (khoảng 500nghìn/kg) nên nhiều người dân vào rừng đốn hạ cây lấy hạt để bán. Hiện Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Krông Năng đang điều tra, xử lý.
Trước đó, các cơ quan truyền thông đã có phản ánh lợi dụng địa hình hiểm trở và sự lơ là của các cơ quan chức năng, lâm tặc đã ồ ạt vào phân chia lãnh địa “xẻ thịt” rừng giáp ranh giữa huyện Krông Năng (Đắk Lắk) và Krông Pa (Gia Lai).
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành”
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành”
- Mời viết bài tham dự Hội thảo quốc tế về Đánh giá tác động môi trường lần thứ 8 tại Hàn Quốc
- Câu lạc bộ Đạp xe Môi trường kết nối Cây Di sản kiện toàn tổ chức, triển khai nhiệm vụ năm 2025
- Thêm 6 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam
- Cây đa hơn 300 tuổi tại thành phố Chí Linh được vinh danh là Cây di sản
- Hội BVTN&MT tỉnh Đồng Nai khắc phục khó khăn, duy trì những hoạt động thiết thực
- Bộ TN-MT yêu cầu Đồng Nai xử lý vi phạm ở các dự án lớn
- Câu lạc bộ Doanh nghiệp Trường Đại học Nguyễn Tất Thành tổng kết hoạt động năm 2023 và đề ra phương hướng cho năm 2024;
Bài viết mới:
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
Cây Thị tại đền - chùa Thái, thành phố Hải Phòng được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Cây Thị gần 400 năm, chu vi thân 2,9 mét, trong khuôn viên đền – chùa Thái, thôn Trấn Nam, xã Trấn Dương, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng vừa được chính quyền và nhân dân xã Trấn Dương long trọng tổ chức lễ đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam vào ngày 22/9/2024.
Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam trao đổi về quản lý chất thải điện tử trong chương trình “trái đất xanh” của VTV1
(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 01/10/2024, tại Trường quay của Đài Truyền hình Việt Nam, Chương trình “Trái Đất xanh” do VTV1 thực hiện đã có buổi trao đổi của Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam về chủ đề “Quản lý chất thải điện tử”.