Tin môi trường và bạn đọc » Cầu nối
Quận 9: Hố rác "khủng" nằm đối diện trường mầm non
(18:19:30 PM 20/04/2013)Hố rác đối diện Trường Mầm non Tân Phú đang gây nên ô nhiễm môi trường - Ảnh : Phạm Tiến Ca
Dân đang gánh chịu
Theo như phản ánh của người dân thì ở khu vực đường Hoàng Hữu Nam, khu phố Giãn Dân, phường Long Thạnh Mỹ, quận 9, Tp.HCM có một hố sâu, người dân thường xuyên vứt rác, súc vật chết, đổ xà bần, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng tại khu vực này.
Trước kia tại khu vực này là một lò gạch hoạt động, trong khoảng thời gian một năm trở lại đây, lò gạch chuyển đi đã tạo nên đã một hố sâu và hố sâu trở thành “hố rác” khủng và ngày ngày thì “hố rác” này phải hứng chịu lượng rác thải đổ xuống từ các dãy nhà trọ, các hộ dân sống đối diện và xung quanh.
Không chỉ là rác sinh hoạt, súc vật chết, mà “hố rác” còn phải đón nhận thêm lượng nước thải sinh hoạt hằng ngày từ khu nhà trọ thải ra. Mặc dù đang là mùa khô nhưng ở đây luôn luôn tồn tại vũng nước dơ bẩn, bốc mùi hôi thối, khó chịu, là điều kiện thuận lợi để ruồi, muỗi phát sinh gây các bệnh như sốt xuất huyết, sốt rét…cho người dân đặc biệt là trẻ em.
Mùa khô đã như vậy, mùa mưa đang đến gần, không biết hố rác này còn gây nguy hiểm như thế nào nữa đối với sức khỏe, tính mạng của người dân?
Điều đáng nói hơn là hố rác nói trên nằm đối diện với Trường Mầm Non Tân Phú ,quận 9.
Người dân bức xúc, hiện trẻ em đến trường Mầm non đang phải vươn mình, gánh chịu và đồng hành với rác rưởi, với nước dơ, hôi thối. Đầu óc non nớt của các em sẽ nghĩ gì khi thấy chính cha mẹ hay người thân, những bậc cha chú đáng kính tiện tay mà vức, mà ném vô tội vạ. Các em như những tờ giấy trắng tinh khôi bắt đầu tiếp thu, học hỏi kiến thức từ những gì mà những gì các em nhìn thấy được?
Chẳng lẽ đi học mầm non, trẻ lại ghi vào đầu mình hình ảnh người lớn là cứ tiện tay mà vứt rác mà không cần để ý đến xung quanh. Cho con đi học, ai cũng mong muốn con nên người, vậy mà vô tình những người lớn đã truyền đạt những kiến thức đầu đời không hay? Lỗi do ai?
Lỗi do đâu?
Chỉ trong vòng một năm đã hình thành hố rác và gây nguy hại như vậy. Nguyên nhân chủ yếu là do ý thức người dân sống xung quanh chưa cao, quan niệm tiện đâu vứt đấy đã và đang ảnh hưởng, gây tác hại trực tiếp đến họ và các thế hệ tương lai.
Theo dân phản ánh thì đa phần rác ở đây được người dân “đổ lén”, người dân cũng có ý thức nhưng ý thức vẫn còn hạn chế và cái lợi trước mắt vẫn hơn.
Anh Phạm Tiến Ca - đại diện người dân sống tại khu vực này, cho biết: Hố đầy rác và nước thải sinh hoạt đã ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe. Vào năm ngoái, cháu nhà anh bị sốt xuất huyết và một số hộ lân cận cũng có tình trạng tương tự nên anh rất lo lắng. Mùa mưa đang đến gần là điều kiện tốt để ruồi, muỗi và các bệnh lây truyền qua trung gian phát huy và gây hại cho con người. Không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, mà việc hố rác tồn tại cũng gây ảnh hưởng, mất vẻ mỹ quan khu dân cư.
Người dân đã nhiều lần phản ánh tình trạng này trong các cuộc họp dân phố nhưng chưa được quan tâm và giải quyết thỏa đáng.
Anh Ca cũng cho biết thêm: Đây là vùng ven quận 9 nên cũng ít khi có các đợt tuyên truyền về bảo vệ môi trường, thỉnh thoảng chỉ có các đợt tuyên truyền về cúm gia cầm.
Hiện nay, dịch cúm gia cầm H7N9 đang lan rộng nhưng cũng không nghe chính quyền tuyên truyền gì. Do đó người dân rất lo lắng.
Với những bức xúc của mình, người dân ở đường Hoàng Hữu Nam, khu phố Giãn Dân, phường Long Thạnh Mỹ, quận 9, Tp.HCM mong Cổng Thông tin Môi trường Việt Nam phản ánh để các ban ngành phường Long Thạnh, quận 9 nhanh chóng giúp đỡ bảo vệ sức khỏe cho người dân và mỹ quan đô thị.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành”
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành”
- Mời viết bài tham dự Hội thảo quốc tế về Đánh giá tác động môi trường lần thứ 8 tại Hàn Quốc
- Câu lạc bộ Đạp xe Môi trường kết nối Cây Di sản kiện toàn tổ chức, triển khai nhiệm vụ năm 2025
- Thêm 6 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam
- Cây đa hơn 300 tuổi tại thành phố Chí Linh được vinh danh là Cây di sản
- Hội BVTN&MT tỉnh Đồng Nai khắc phục khó khăn, duy trì những hoạt động thiết thực
- Bộ TN-MT yêu cầu Đồng Nai xử lý vi phạm ở các dự án lớn
- Câu lạc bộ Doanh nghiệp Trường Đại học Nguyễn Tất Thành tổng kết hoạt động năm 2023 và đề ra phương hướng cho năm 2024;
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải
(Tin Môi Trường) - Tại Lễ Khai mạc Festival Khèn Mông, Lễ hội hoa Đào rừng (Pằng Tớ Dầy) của huyện Mù Cang Chải, ông Nguyễn Tuấn Anh, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái cùng đại diện Hội BVTN&MT Việt Nam đã trực tiếp trao Bằng và Quyết định công nhận 4 Cây di sản Việt Nam cho đại diện địa phương.
Hội nghị Ban Chấp hành VACNE 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội
(Tin Môi Trường) - Sáng 26/11 tại Hà Nội, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam (VACNE) đã tổ chức Hội nghị Ban chấp hành năm 2024.
- Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam trao đổi về quản lý chất thải điện tử trong chương trình “trái đất xanh” của VTV1
- Cuốn sách “Tài nguyên thiên nhiên và chuyển đổi xanh” sẽ được hoàn thiện vào cuối năm
- Các cấp chính quyền và đoàn thể, cộng đồng nhân dân chung tay trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh