Tin môi trường và bạn đọc » Cầu nối
Phát động Chiến dịch “Sức mạnh của Ý Chí”
(10:44:58 AM 23/09/2014)Họp báo Phát động Chiến dịch “Sức mạnh của Ý Chí” chiều 22/9/2014 tại Hà Nội
Chiến dịch “Sức mạnh của Ý Chí” được xây dựng trên khái niệm “Chí” trong văn hóa Việt Nam, thể hiện sức mạnh của nội lực bên trong. Chiến dịch “Chí” truyền tải ý tưởng rằng thành công, nam tính và may mắn, bắt nguồn từ nội lực, bản lĩnh của mỗi cá nhân chứ không tới từ một mảnh sừng. "Những người đàn ông có bản lĩnh và thành công nhất tạo ra sự may mắn cho chính mình" là ý tưởng của chiến dịch.
“Chiến dịch Chí là một cách tiếp cận mới để giải quyết thực trạng mua và sử dụng sừng tê giác bất hợp pháp và củng cố vai trò dẫn đầu của Việt Nam trong việc tích cực giảm thiểu mua bán và sử dụng sừng tê giác bất hợp pháp cũng như thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình theo Công ước về buôn bán quốc tế các loài của động, thực vật hoang dã, nguy cấp (CITES) "," Tiến sĩ Naomi Doak, Trưởng đại diện TRAFFIC Đông Nam Á – Chương trình Tiểu vùng Me kông Mở rộng cho biết. "Sự suy giảm của các quần thể tê giác trên toàn cầu là một vấn đề rất nghiêm trọng ,ảnh hưởng tới các hệ sinh thái tự nhiên, tước đoạt sinh kế của các cộng đồng dân cư địa phương và chỉ làm đầy túi tiền cho bọn tội phạm,” Tiến sỹ Doak cho biết thêm.
Được phát triển bởi TRAFFIC và PSI - một tổ chức tiếp thị xã hội toàn cầu - Chiến dịch Chí sử dụng những kỹ thuật tốt nhất trong truyền thông thay đổi hành vi, bao gồm việc áp dụng nhiều kênh truyền thông khác nhau để tác động tới đối tượng mục tiêu của dự án: đàn ông thành thị trong độ tuổi 35-50 tại hai thành phố chính là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh .
"Dựa trên việc am hiểu thực tế, các giá trị và phương pháp tiếp cận sáng tạo, chiến dịch Chí đề cao vai trò của khái niệm Chí trong văn hóa Việt Nam và nhấn mạnh một thực tế rằng các cá nhân năng động và xuất sắc không cần một mảnh sừng để thể hiện sự giàu có, may mắn hay sức mạnh của họ," Bà Josselyn Neukom, Giám đốc Quốc gia của PSI cho biết.
Kết quả từ một số cuộc thảo luận nhóm độc lập chỉ ra rằng thông điệp được thiết kế riêng cho Chiến dịch Chí sẽ gây tiếng vang lớn với các đối tượng mục tiêu của dự án và cũng có ảnh hưởng sâu sắc trong việc định hình lại quan điểm của cộng đồng về sử dụng sừng tê giác. Anh Long, một doanh nhân thành đạt 45 tuổi ở Hà nội giải thích, “Tôi rất thích lô gô Chí và câu khẩu hiệu của nó. Nó thực sự có tác động lớn tới người xem. Tôi hiểu được ý nghĩa của nó và nó khá thuần Việt”. Một thương gia khác 42 tuổi ở TP Hồ Chí Minh cho biết thêm, “Chính vì - sức mạnh, uy tín và may mắn – đến từ những gì mà tự bản thân tôi nỗ lực làm ra, nên chiến dịch này khiến tôi cảm thấy mình là một người đàn ông đích thực.”
Buôn bán động thực vật hoang dã bất hợp pháp vẫn là một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với đa dạng sinh học và một số loài mang tính biểu trưng thế giới hiện đang phải đối mặt với các mối đe dọa chưa từng có từ săn bắn trộm đến buôn bán bất hợp pháp. Nạn săn bắn trộm tê giác tại Nam Phi đang ngày càng trở nên trầm trọng, từ việc chỉ có 13 cá thể tê giác bị giết trộm năm 2007 tới 1.004 cá thể vào năm 2013, làm suy yếu năng lực thực thi của chính phủ và các nguồn lực để bảo vệ.
"Chiến dịch này sẽ khuyến khích các cá nhân trong nhóm đối tượng mục tiêu thể hiện cho bạn bè của họ rằng thành công của họ đến từ nội lực bên trong", Ông Huỳnh Tiến Dũng, Quản lý Chương trình Bảo tồn của WWF Việt Nam cho biết. “Bằng các thông điệp trọng điểm nhắm tới những động cơ dẫn tới việc mua sừng tê giác, chúng tôi có thể làm giảm nhu cầu về sừng tê giác và giúp ngăn chặn việc giết hại vô nghĩa của loài tê giác trên toàn thế giới," ông nói thêm.
Chiến dịch Chí do TRAFFIC và PSI dẫn đầu là một phần trong những nỗ lực nhằm giảm thiểu nhu cầu về sừng tê giác. Chiến dịch sẽ được triển khai để có thể tiếp cận tối đa các đối tượng mục tiêu của dự án, là đàn ông thành thị trong độ tuổi 35-50 tại TPHCM và Hà Nội từ tháng 10 năm 2014, bằng cách sử dụng các kênh truyền thông đa phương tiện bao gồm: các bảng quảng cáo ngoài trời, áp phích trong cửa hàng và biển báo kỹ thuật số, các đội truyền thông trực tiếp, các sự kiện kết nối doanh nhân, tin nhắn trên điện thoại di động, và các lời chứng thực trên các báo và tạp chí phổ biến.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành”
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành”
- Mời viết bài tham dự Hội thảo quốc tế về Đánh giá tác động môi trường lần thứ 8 tại Hàn Quốc
- Câu lạc bộ Đạp xe Môi trường kết nối Cây Di sản kiện toàn tổ chức, triển khai nhiệm vụ năm 2025
- Thêm 6 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam
- Cây đa hơn 300 tuổi tại thành phố Chí Linh được vinh danh là Cây di sản
- Hội BVTN&MT tỉnh Đồng Nai khắc phục khó khăn, duy trì những hoạt động thiết thực
- Bộ TN-MT yêu cầu Đồng Nai xử lý vi phạm ở các dự án lớn
- Câu lạc bộ Doanh nghiệp Trường Đại học Nguyễn Tất Thành tổng kết hoạt động năm 2023 và đề ra phương hướng cho năm 2024;
Bài viết mới:
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
Cây Thị tại đền - chùa Thái, thành phố Hải Phòng được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Cây Thị gần 400 năm, chu vi thân 2,9 mét, trong khuôn viên đền – chùa Thái, thôn Trấn Nam, xã Trấn Dương, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng vừa được chính quyền và nhân dân xã Trấn Dương long trọng tổ chức lễ đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam vào ngày 22/9/2024.
Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam trao đổi về quản lý chất thải điện tử trong chương trình “trái đất xanh” của VTV1
(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 01/10/2024, tại Trường quay của Đài Truyền hình Việt Nam, Chương trình “Trái Đất xanh” do VTV1 thực hiện đã có buổi trao đổi của Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam về chủ đề “Quản lý chất thải điện tử”.