»

Thứ sáu, 22/11/2024, 01:24:34 AM (GMT+7)

Những người tiêu thụ sừng tê giác làm xấu hình ảnh của bản thân và quốc gia

(17:05:00 PM 13/09/2016)
(Tin Môi Trường) - Hà Nội, ngày 13/9/2016 - Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV) vừa ra mắt phim ngắn truyền thông mới với thông điệp: “Mua và sử dụng sừng tê giác chính là tự làm xấu đi hình ảnh của bản thân và quốc gia”.

Những[-]người[-]tiêu[-]thụ[-]sừng[-]tê[-]giác[-]làm[-]xấu[-]hình[-]ảnh[-]của[-]bản[-]thân[-]và[-]quốc[-]gia

Một cảnh trong film ngắn - ảnh: ENV


Phim có thời lượng một phút và sẽ được phát sóng trên nhiều kênh truyền hình trung ương và địa phương. Trong phim, một doanh nhân trẻ đã biếu cha sừng tê giác - người đã ngay lập tức từ chối và nói với con trai: “Những người mua, tiêu thụ sừng tê giác là vô tình tiếp tay cho nạn săn bắn tê giác, và đã làm xấu đi hình ảnh của họ và của đất nước. Lẽ ra con nên từ chối món quà này”.

Lớn lên trong một gia đình tri thức nhưng người doanh nhân trẻ đã hành động thiếu suy nghĩ khi nhận món quà sừng tê giác và sau đó định biếu cha mình – một học giả đáng kính đã nghỉ hưu - để giúp cha tăng cường sức khỏe.

Phim được xây dựng với mục tiêu khuyến khích công chúng không tiêu thụ sừng tê giác để góp phần chấm dứt tình trạng giết hại tê giác tại Nam Phi.

Cộng đồng quốc tế cho rằng Việt Nam là một trong những thị trường tiêu thụ sừng tê giác lớn trên thế giới. Sừng tê giác thường được sử dụng làm những món quà xa xỉ trong các mối quan hệ làm ăn và để thể hiện đẳng cấp. Ngoài ra, một số người còn tin rằng sừng tê giác có thể chữa được bách bệnh, trong đó có cả ung thư. Nhu cầu tiêu thụ sừng tê giác tại các quốc gia như ở Việt Nam là nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng của tình trạng thảm sát tê giác tại Nam Phi. Trung bình, có 3 cá thể tê giác bị giết hại mỗi ngày ở Nam Phi (1,215 cá thể năm 2014 và 1,175 cá thể năm 2015).


“Tất cả chúng ta, những công dân của Việt Nam có trách nhiệm bảo vệ các loài tê giác trên thế giới.”, bà Nguyễn Thị Phương Dung, Phó Giám đốc Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV) cho biết. “Cuộc chiến bảo vệ tê giác đầy thử thách sẽ không thể thành công nếu thiếu sự góp sức của cộng đồng.”

Theo bà Dung, mỗi cá nhân có thể cứu giúp các loài tê giác khỏi nạn thảm sát bằng ba hành động thiết thực sau: Không mua hay tiêu thụ sừng tê giác; Thông báo hành vi mua bán, trao đổi sừng tê giác tới cơ quan chức năng địa phương hoặc đường dây nóng miễn phí về bảo vệ động vật hoang dã của ENV 1800-1522; Khuyến khích những người thân không tiêu thụ sừng tê giác

Đây là phim truyền thông thứ ba được ENV ra mắt trong năm nay, và đã là phim ngắn thứ 30 do ENV sản xuất. Xây dựng phim truyền thông là một trong những hoạt động của chiến dịch dài hạn của ENV nhằm giảm thiểu nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm từ động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm. Phim cũng được phát trực tuyến tại kênh Youtube của ENV.

Tin Môi Trường
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Những người tiêu thụ sừng tê giác làm xấu hình ảnh của bản thân và quốc gia

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Cây Thị tại đền - chùa Thái, thành phố Hải Phòng được công nhận là Cây Di sản Việt Nam

Cây Thị tại đền - chùa Thái, thành phố Hải Phòng được công nhận là Cây Di sản Việt Nam

(Tin Môi Trường) - Cây Thị gần 400 năm, chu vi thân 2,9 mét, trong khuôn viên đền – chùa Thái, thôn Trấn Nam, xã Trấn Dương, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng vừa được chính quyền và nhân dân xã Trấn Dương long trọng tổ chức lễ đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam vào ngày 22/9/2024.

Tin Môi Trường
 Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam trao đổi về quản lý chất thải điện tử trong chương trình “trái đất xanh” của VTV1

Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam trao đổi về quản lý chất thải điện tử trong chương trình “trái đất xanh” của VTV1

(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 01/10/2024, tại Trường quay của Đài Truyền hình Việt Nam, Chương trình “Trái Đất xanh” do VTV1 thực hiện đã có buổi trao đổi của Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam về chủ đề “Quản lý chất thải điện tử”.

VACNE 30 năm
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI