Tin môi trường và bạn đọc » Cầu nối
Nhiệt điện than không phải là một giải pháp thay thế phù hợp cho điện hạt nhân
(10:17:12 AM 30/11/2016)Ngày 22 tháng 11 năm 2016, Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam biểu quyết dừng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận với 92% phiếu đồng thuận. Đây là một quyết định sáng suốt và phù hợp với bối cảnh phát triển mới. Quyết định này sẽ có tác động như thế nào tới an ninh năng lượng quốc gia và các giải pháp thay thế?
Nhiệt điện than không phải là một giải pháp thay thế phù hợp cho điện hạt nhân -Ảnh minh hoạ: TL
Ông Mai Tiến Dũng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ cho biết “Giai đoạn đến năm 2030, Chính phủ sẽ xem xét đầu tư thay thế các nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận bằng các nhà máy nhiệt điện than có công nghệ tiên tiến, hiện đại, thân thiện với môi trường và các nhà máy tua bin khí sử dụng khí thiên nhiên hóa lỏng nhập khẩu với tổng công suất khoảng 6.000 MW”.
Theo Nghiên cứu mới đây của Liên minh Năng lượng bền vững Việt Nam, điện than không phải là một giải pháp thay thế phù hợp1. Khai thác và đốt than gây ra những tác động nghiêm trọng tới môi trường như ô nhiễm đất, nước và không khí. Các nhà máy nhiệt điện than là nguồn phát thải lớn nhất trong lĩnh vực năng lượng và là nguyên nhân chính gây ô nhiễm không khí. Tất cả các giai đoạn trong vòng đời sản xuất điện than từ khai thác, chế biến, vận chuyển, đốt và xử lý tro xỉ đều thải ra các chất gây ô nhiễm không khí bao gồm các loại bụi, khí độc (SO2, NOx, CO ...) và các loại khí nhà kính (CO2, CH4 ...) và đặc biệt là PM2.5. Đây là mối nguy hại lớn cho sức khỏe của người dân, là nguyên nhân gây ra các bệnh không lây nhiễm như ung thư phổi, đột quỵ, bệnh tim do thiếu máu cục bộ, vv. Báo cáo của nhóm chuyên gia Harvard đã chỉ ra rằng điện than là nguyên nhân của 4.300 ca chết yểu năm 2011, đồng thời dự báo rằng con số này sẽ tăng lên 21,100 nếu tất cả các nhà máy nhiệt điện than trong Quy hoạch điện VII được đưa vào vận hành.
Vấn đề tro và xỉ thải của các nhà máy nhiệt điện than là bài toán chưa có lời giải. Hiện nay các nhà máy nhiệt điện than ở Việt Nam thải ra khoảng 15 triệu tấn tro xỉ hàng năm, trong đó mới chỉ có khoảng 10% được tái sử dụng. Đây là nguy cơ ô nhiễm môi trường lớn cần phải có giải pháp trước khi bổ sung thêm các nhà máy điện than mới.
Bên cạnh đó, nhà máy nhiệt điện than cần một lượng nước lớn cho hệ thống làm mát. Trung bình cứ mỗi 3,5 phút một nhà máy nhiệt điện than 500MW sẽ hút lên một lượng nước đủ để chứa trong một bể bơi tiêu chuẩn Olympic (2.500 m3). Sau quá trình làm mát nước được xả trở lại hồ, sông hoặc biển với nhiệt độ cao hơn nước đầu vào từ 5,6 – 11oC, phá hủy môi trường sống của cá và các loài thủy sinh.
Những tác động của nhà máy nhiệt điện than đến môi trường và sức khỏe con người sẽ không thể giải quyết triệt để bằng các công nghệ tiên tiến hiện đại. Báo cáo mới đây nhất của Kiko Network vào ngày 14/11/2016 đã chỉ ra thất bại trên toàn cầu của công nghệ điện than hiện đại nhất - Chu trình hỗn hợp khí hóa phát điện (IGCC). Công nghệ này có thể giảm tối đa 20% lượng phát thải, nhưng lại có chi phí cao hơn 35% so với công nghệ truyền thống đồng thời rất phức tạp về mặt kỹ thuật. Câu chuyện điển hình của Mỹ, Tây Ban Nha, và Trung Quốc là minh chứng cho sự thất bại của những nỗ lực phát triển công nghệ này. Nhiệt điện than sẽ không còn là loại hình sản xuất điện rẻ nếu áp dụng các công nghệ tiên tiến, trong khi đó vấn đề phát thải vẫn không thể giải quyết triệt để.
Tăng sản xuất điện từ đốt than cũng gây ra tăng phát thải khí nhà kính, tác động nghiêm trọng tới Việt Nam, đặc biệt khi Việt Nam là một trong những nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi biến đổi khí hậu. Thêm vào đó, nếu 2/3 lượng than cho sản xuất điện phụ thuộc vào nguồn than nhập khẩu sẽ dẫn đến mất tự chủ về kinh tế và đe dọa đến an ninh năng lượng.
Xét về mặt tài chính, việc xây dựng thêm các nhà máy điện than sẽ đẩy Việt Nam tới nguy cơ về “tài sản ứ đọng” (stranded asset). Đó là khi các nhà máy nhiệt điện than được xây lên nhưng không được vận hành, hoặc vận hành không hết công suất. Trung Quốc là ví dụ điển hình của tình trạng này nơi mà các nhà máy nhiệt điện than chỉ được vận hành một nửa thời gian dự kiến. Ngoài ra, Trung Quốc đang đứng trước thách thức giải quyết khối tài sản ứ đọng trị giá 490 tỷ đô la Mỹ của các nhà máy nhiệt điện than sắp đi vào vận hành trong tương lai.2 Việt Nam có thể tránh được vết xe đổ của Trung Quốc bằng việc đầu tư vào năng lượng tái tạo ngay bây giờ.
Cuối cùng, nhiệt điện than không phải là sự lựa chọn hợp thời khi nhiều nước trên thế giới đang ngừng xây mới và thậm chí đóng cửa các nhà máy điện than đang xây dựng và vận hành. Quốc gia láng giềng Trung Quốc trong tháng 10 vừa qua đã ra quyết định dừng 30 nhà máy điện than đang xây dựng với tổng công suất 17GW.3 Trước đó, vào tháng 9, tổng thống Pháp tuyên bố từ nay tới 2023 sẽ đóng cửa tất cả các nhà máy nhiệt điện than tại quốc gia này.4 Cùng với Pháp, các quốc gia như Phần Lan, Canada, Hà Lan, Úc, Đan Mạch, vv đều tuyên bố nỗ lực xóa bỏ điện than trong cơ cấu nguồn điện quốc gia từ nay cho tới 2030.
Cân nhắc những bất lợi của phương án trên, Liên minh Năng lượng bền vững Việt Nam (VSEA) và Liên minh Phòng chống các bệnh không lây nhiễm (NCDs-VN) cho rằng giải pháp thay thế tối ưu, hiệu quả và rẻ nhất cho Việt Nam chính là sử dụng năng lượng hiệu quả và phát triển năng lượng tái tạo.
Nguồn năng lượng bền vững và rẻ nhất luôn luôn là nguồn năng lượng không đòi hỏi phải sản xuất tức là các giải pháp sử dụng hiệu quả năng lượng. Những nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng Việt Nam có tiềm năng lớn để tiết kiệm năng lượng và sử dụng hiệu quả năng lượng. Đồng thời dự báo nhu cầu điện hiện được đánh giá là thiên cao hơn nhiều so với thực tế nhu cầu thực của nền kinh tế. Vì thế, dự báo nhu cầu điện sát thực tế là yêu cầu rất cần thiết để tránh lãng phí nguồn đầu tư vào việc xây dựng các nhà máy năng lượng mới và gây tổn hại đến môi trường. Theo GreenID, Việt Nam có thể giảm được 208 tỉ kWh vào năm 2030 so với Quy hoạch điện VII nếu có những biện pháp quản lý hiệu quả năng lượng, kết hợp với các dự báo nhu cầu năng lượng sát thực tế. Quản lý nhu cầu có thể giúp cắt giảm 30.000 đến 42.000 MW tổng công suất lắp đặt, trong đó bao gồm 20.000 – 32.000 MW công suất lắp đặt điện than và 10.000 MW điện hạt nhân vào năm 2030, trong khi vẫn hoàn toàn đáp ứng đủ nhu cầu. Giải pháp này đồng thời giúp tiết kiệm tới 45 – 50 tỷ đô-la Mỹ đáng lẽ phải dành cho việc xây dựng các nhà máy điện mới. Thêm vào đó, tái cấu trúc mô hình phát triển theo tăng trưởng các-bon thấp sẽ góp phần không nhỏ giúp tăng khả năng thành công của các biện pháp sử dụng hiệu quả năng lượng.
Do có tiềm năng lớn về năng lượng tái tạo từ mặt trời, sinh khối, và gió, ... với công suất ước tính 37,818 MW6 gần tương đương với công suất hiện tại của hệ thống điện quốc gia, Việt Nam hoàn toàn có thể chủ động được nguồn năng lượng trong nước, thoát khỏi việc bị phụ thuộc vào nhập khẩu năng lượng và đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia thậm chí cả khi không có gió và ánh sáng mặt trời thì năng lượng vẫn được cung cấp đủ nhờ những tiến bộ trong công nghệ lưu trữ điện.
Năng lượng tái tạo là một công nghệ tiến bộ, ít rủi ro, ít gây ra tác động xấu đến môi trường và sinh kế của người dân. Những công nghệ này tương đối đơn giản, nên có thể tạo ra nhiều việc làm mới cho những lao động có trình độ thấp ở vùng nông thôn, cũng như những lao động làm quản lý và các công việc liên quan đến sản xuất, lắp đặt và bảo trì hệ thống. Ví dụ, ở Đức, từ năm 2000, ngành năng lượng tái tạo đã tạo ra rất nhiều công việc ổn định, với khoảng 380.000 công việc so với 38.000 công việc trong ngành hạt nhân. Nhà máy điện năng lượng tái tạo có thể đưa vào vận hành nhanh hơn năng lượng than hay hạt nhân, vì thời gian xây dựng chỉ mất khoảng hai năm. Phát triển Năng lượng tái tạo giúp tạo ra chuỗi giá trị và ngành công nghiệp nội địa đồng thời phát triển các khu vực nông thôn, lồng ghép được với các mục tiêu phát triển nông thôn mới và chiến lược tăng trưởng xanh. Ví dụ, với kế hoạch phát triển 6000MW điện gió vào năm 2030 sẽ cung cấp điện cho 12,4 triệu người, giảm 3,4 triệu tấn CO2, tiết kiệm 17 triệu USD phí môi trường và thuế các bon, sử dụng ít nước hơn so với điện than 23l/MW so với 1616l/MW7.Theo kinh nghiệm từ các quốc gia khác cho thấy với các chính sách đúng đắn, năng lượng tái tạo đã thu hút được nhiều đầu tư đến từ các khu vực tư nhân hơn, trong khi năng lượng hạt nhân, hóa thạch đỏi hỏi nguồn đầu tư chủ yếu là từ nhà nước và trong một thời gian dài. Hiện nay, chi phí cho sản xuấtiới có xu thế giảm mạnh (mới đây ở Dubai chỉ còn khoảng 670 đồng/1kWh)8 và sẽ tiếp tục giảm trong thời gian tới.
Gửi ý kiến bạn đọc về: Nhiệt điện than không phải là một giải pháp thay thế phù hợp cho điện hạt nhân
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành”
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành”
- Mời viết bài tham dự Hội thảo quốc tế về Đánh giá tác động môi trường lần thứ 8 tại Hàn Quốc
- Câu lạc bộ Đạp xe Môi trường kết nối Cây Di sản kiện toàn tổ chức, triển khai nhiệm vụ năm 2025
- Thêm 6 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam
- Cây đa hơn 300 tuổi tại thành phố Chí Linh được vinh danh là Cây di sản
- Hội BVTN&MT tỉnh Đồng Nai khắc phục khó khăn, duy trì những hoạt động thiết thực
- Bộ TN-MT yêu cầu Đồng Nai xử lý vi phạm ở các dự án lớn
- Câu lạc bộ Doanh nghiệp Trường Đại học Nguyễn Tất Thành tổng kết hoạt động năm 2023 và đề ra phương hướng cho năm 2024;
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải
(Tin Môi Trường) - Tại Lễ Khai mạc Festival Khèn Mông, Lễ hội hoa Đào rừng (Pằng Tớ Dầy) của huyện Mù Cang Chải, ông Nguyễn Tuấn Anh, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái cùng đại diện Hội BVTN&MT Việt Nam đã trực tiếp trao Bằng và Quyết định công nhận 4 Cây di sản Việt Nam cho đại diện địa phương.
Hội nghị Ban Chấp hành VACNE 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội
(Tin Môi Trường) - Sáng 26/11 tại Hà Nội, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam (VACNE) đã tổ chức Hội nghị Ban chấp hành năm 2024.
- Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam trao đổi về quản lý chất thải điện tử trong chương trình “trái đất xanh” của VTV1
- Cuốn sách “Tài nguyên thiên nhiên và chuyển đổi xanh” sẽ được hoàn thiện vào cuối năm
- Các cấp chính quyền và đoàn thể, cộng đồng nhân dân chung tay trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh