Tin môi trường và bạn đọc » Cầu nối
Thứ bảy, 18/01/2025, 10:58:30 AM (GMT+7)
Ngân hàng khối ASEAN cần quản lý rủi ro khí hậu tốt hơn để đảm bảo an ninh nguồn nước và lương thực trong khu vực
(16:26:18 PM 06/09/2018)(Tin Môi Trường) - Ngày 6/ 9/2018, Các ngân hàng lớn của ASEAN ngày càng nhận thức tốt hơn mức độ ảnh hưởng của đầu tư tài chính đối với các vấn đề môi trường và xã hội, nhưng chưa thực sự nắm bắt cơ hội để giải quyết các vấn đề về biến đổi khí hậu và đầu tư vào ngành lương thực, năng lượng và hạ tầng cơ sở bền vững, một báo cáo gần đây của WWF cho biết.
>> Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông >> Đến Resort Fly Up Hòn Sơn (Kiên Giang) để tận hưởng và cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên >> Kết hợp chuyển đổi xanh, chuyển đổi số lĩnh vực môi trường để phát triển bền vững >> Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp >> Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa
Ảnh: IE
Các nước ASEAN đặc biệt dễ bị tổn thương trước những tác động của biến đổi khí hậu, là các yếu tố đang trầm trọng hóa những bất ổn về an ninh lương thực và nguồn nước trong khu vực. Nếu như không xem xét đến các yếu tố trên trong quá trình ra quyết định đầu tư, các ngân hàng có thể bỏ lỡ cơ hội mang tính đột phá đối với sự phát triển bền vững của khu vực và có thể phải chịu hoàn toàn các rủi ro khí hậu trong chính các hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Báo cáo được thực hiện với sự hợp tác của Trung tâm Quản trị, Thể chế & Tổ chức (CGIO) thuộc Khoa Kinh doanh của trường Đại học Quốc gia Singapore. Kết quả cho thấy các ngân hàng khối ASEAN không công bố cách họ quản lý rủi ro khí hậu theo khuyến nghị của Tổ công tác Đặc biệt về Công bố Thông tin Tài chính liên quan tới Khí hậu (TCFD). Trong số 34 ngân hàng được đánh giá, chỉ có 4 ngân hàng cho thấy họ có đánh giá các rủi ro và cơ hội liên quan tới khí hậu, một khuyến nghị quan trọng của TCFD. Trong khi đó, không có ngân hàng nào công bố việc họ rà soát các danh mục đầu tư dễ bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu cũng như không công bố các danh mục đầu tư này có phù hợp với Thoả thuận Khí hậu Paris hay Mục tiêu Phát triển Bền vững không.
Bà Jeanne Stampe, Quản lý Chương trình Tài chính Bền vững châu Á cho biết: “Đây là một vấn đề tác động tới tất cả chúng ta. Rừng và các hệ sinh thái đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu, qua đó, đảm bảo khả năng thích ứng trong chuỗi cung ứng lương thực của ASEAN. Các ngân hàng cần phải khẩn trương hành động để giải quyết các rủi ro do các hoạt động đầu tư gây ra như phá rừng hay rủi ro về nguồn nước, đồng thời phân bổ nguồn tài chính để chuyển đổi ngành lương thực, năng lượng và hệ thống cơ sở hạ tầng, hướng tới một tương lai bền vững.”
Báo cáo cho thấy các chính sách của nhiều ngân hàng về Môi trường, Xã hội và Quản trị (MT, XH & QT) còn yếu và thậm chí không được công bố. Điều này dẫn đến nhiều quan ngại về khả năng quản lý các rủi ro về MT, XH & QT của các ngân hàng.
Đối với các rủi ro cụ thể về Môi trường và Xã hội, chỉ có năm ngân hàng trong khối ASEAN thừa nhận rủi ro về phá rừng – một trong những nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu – trong các hoạt động của khách hàng và chỉ có hai ngân hàng thừa nhận rủi ro về nguồn nước. Phá rừng và an ninh nguồn nước là hai yếu tố chính ảnh hưởng tới ngành lương thực và nông nghiệp, do đó, an ninh nguồn nước và lương thực của khu vực thực sự rất đáng lo ngại.
Các ngân hàng Việt Nam cũng thể hiện một số chuyển biến tích cực với ngày càng nhiều ngân hàng hiểu được rằng các danh mục đầu tư của họ chính là yếu tố gây ảnh hưởng. Tuy nhiên, họ cũng chưa công bố các chính sách và quy trình đánh giá MT, XH & QT. Điều này cho thấy, việc đánh giá MT, XH & QT chưa được ưu tiên trong hoạt động của các ngân hàng.
Bà Jeanne Stampe cho biết thêm “Đối với các nước ASEAN, để thực hiện được các cam kết về khí hậu và phát triển bền vững của quốc gia, các ngân hàng phải hành động tích cực hơn nữa. Họ cần phải phát triển và công bố chính sách và quy trình cụ thể đánh giá MT, XH & QT, bao gồm cả yêu cầu về bằng chứng khoa học khi đánh giá rủi ro MT, XH & QT. Ví dụ như, các ngân hàng nên áp dụng chính sách “không phá rừng”, hoặc quan tâm tới các rủi ro về nguồn nước mà các dự án họ đầu tư có thể gây ra. Một trong những giải pháp đó là yêu cầu khách hàng của họ cam kết quản lý nguồn nước bền vững.”
Các ngân hàng khối ASEAN phải định vị tốt hơn nhằm tận dụng và nắm bắt cơ hội to lớn được tạo ra trong thời gian chuyển đổi hướng tới một tương lai bền vững và phát triển các-bon thấp
Báo cáo cho thấy các ngân hàng ASEAN đang tận dụng các cơ hội để ứng phó với biến đổi khí hậu và các nhu cầu về phát triển bền vững với 22 ngân hàng công bố họ có các sản phẩm tài chính xanh như phát hành trái phiếu xanh và các khoản cho vay liên quan tới các hoạt động bền vững. Tuy nhiên, các sản phẩm này sẽ không đủ để thực hiện được các mục tiêu của Thoả thuận Paris và Mục tiêu Phát triển Bền vững vào năm 2030.
Nếu khu vực ASEAN muốn phát triển bền vững và có khả năng chống chịu tốt, các ngân hàng phải đẩy nhanh tiến độ tích hợp đánh giá rủi ro MT, XH & QT, bao gồm các rủi ro do khí hậu, phá rừng và nguồn nước gây ra, vào chiến lược kinh doanh cốt lõi của mình. Các ngân hàng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc hỗ trợ tài chính quá trình chuyển đổi ngành thực phẩm, năng lượng và hệ thống giao thông theo hướng bền vững tại ASEAN. Các nhà đâu tư có trách nhiệm cần đảm bảo các ngân hàng họ hợp tác cùng bắt kịp được xu thế này và cùng họ hỗ trợ quá trình chuyển đổi.
Nguyễn Phương Ngân - WWF-Việt Nam
Gửi ý kiến bạn đọc về: Ngân hàng khối ASEAN cần quản lý rủi ro khí hậu tốt hơn để đảm bảo an ninh nguồn nước và lương thực trong khu vực
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành”
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành”
- Mời viết bài tham dự Hội thảo quốc tế về Đánh giá tác động môi trường lần thứ 8 tại Hàn Quốc
- Câu lạc bộ Đạp xe Môi trường kết nối Cây Di sản kiện toàn tổ chức, triển khai nhiệm vụ năm 2025
- Thêm 6 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam
- Cây đa hơn 300 tuổi tại thành phố Chí Linh được vinh danh là Cây di sản
- Hội BVTN&MT tỉnh Đồng Nai khắc phục khó khăn, duy trì những hoạt động thiết thực
- Bộ TN-MT yêu cầu Đồng Nai xử lý vi phạm ở các dự án lớn
- Câu lạc bộ Doanh nghiệp Trường Đại học Nguyễn Tất Thành tổng kết hoạt động năm 2023 và đề ra phương hướng cho năm 2024;
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải
(Tin Môi Trường) - Tại Lễ Khai mạc Festival Khèn Mông, Lễ hội hoa Đào rừng (Pằng Tớ Dầy) của huyện Mù Cang Chải, ông Nguyễn Tuấn Anh, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái cùng đại diện Hội BVTN&MT Việt Nam đã trực tiếp trao Bằng và Quyết định công nhận 4 Cây di sản Việt Nam cho đại diện địa phương.
Hội nghị Ban Chấp hành VACNE 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội
(Tin Môi Trường) - Sáng 26/11 tại Hà Nội, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam (VACNE) đã tổ chức Hội nghị Ban chấp hành năm 2024.
- Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam trao đổi về quản lý chất thải điện tử trong chương trình “trái đất xanh” của VTV1
- Cuốn sách “Tài nguyên thiên nhiên và chuyển đổi xanh” sẽ được hoàn thiện vào cuối năm
- Các cấp chính quyền và đoàn thể, cộng đồng nhân dân chung tay trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh