»

Chủ nhật, 19/01/2025, 08:24:22 AM (GMT+7)

Mâu thuẫn trong xử lý các vi phạm liên quan tới động vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm

(18:09:41 PM 14/05/2014)
(Tin Môi Trường) - Trung tâm Giáo dục Thiên Nhiên (ENV) đã có TCBC gửi TMT cho biết: Ngày 11/11/2013, Chính phủ ban hành Nghị định 157/2003/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lí rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản và chính thức có hiệu lực từ ngày 25/12/2013. Nghị định 157 có một số điểm tích cực so với Nghị định 99/2009/NĐ-CP trước đây. Tuy nhiên đáng tiếc là một số quy định của Nghị định 157 mâu thuẫn lớn với Bộ luật Hình sự và làm giảm mạnh tính răn đe đối với các vi phạm liên quan tới động vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm

Thịt thú rừng treo bán ở Chùa Hương


Ngày 12/12/2013, một vụ việc vận chuyển trái phép một cá thể voọc chà vá chân đỏ (nâu) – loài ĐVHD nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB đã bị cơ quan chức năng tỉnh Quảng Bình phát hiện và xử lý. Điều đáng ngạc nhiên là đối tượng vi phạm chỉ bị xử phạt hành chính 15 triệu đồng cho hành vi vận chuyển cá thể ĐVHD nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB này.

 Việc xử lý như trên là không phù hợp với quy định tại Điều 190 Bộ luật hình sự 1999 (sửa đổi, bổ sung 2009) và các hướng dẫn có liên quan (BLHS). Bởi lẽ, theo các quy định này, hành vi săn bắt, giết, vận chuyển, nuôi, nhốt, buôn bán trái phép các loài ĐVHD nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB hoặc vận chuyển, buôn bán trái phép đối với sản phẩm, bộ phận của chúng sẽ bị xử lý hình sự theo quy định tại Điều 190 BLHS bất kể khối lượng, số lượng hay giá trị tang vật của loài nhóm IB này.

Tuy nhiên, không chỉ vụ việc trên mà nhiều vụ việc khác liên quan đến ĐVHD nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB được ENV ghi nhận gần đây đều chỉ bị xử phạt hành chính. Vậy nguyên nhân là do đâu?

Trên thực tế, thay vì áp dụng BLHS, các cơ quan thực thi pháp luật ở địa phương đã áp dụng Nghị định 157/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản (Nghị định 157) được Chính phủ ban hành ngày 11/11/2013 và chính thức có hiệu lực từ ngày 25/12/2013. Theo Nghị định 157, các hành vi vi phạm đối với ĐVHD nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB và các sản phẩm, bộ phận của chúng chỉ bị xử lý hình sự nếu giá trị tang vật là ĐVHD nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB có giá trị trên 100 triệu đồng, riêng hành vi nuôi ĐVHD nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB chỉ bị xử lý hành chính, không có chế tài xử lý hình sự đối với hành vi này. 

Bà Nguyễn Phương Dung, Phó Giám đốc Trung tâm Giáo dục Thiên Nhiên (ENV) cho biết: “Trên thực tế, rất nhiều loài ĐVHD ở Việt Nam hiện nay (được liệt kê trong nhóm IB của Nghị định 32/2006/NĐ-CP) được xem là nguy cấp hoặc cực kỳ nguy cấp và thậm chí chỉ phân bố ở Việt Nam mà không có ở bất kỳ nơi nào khác trên thế giới như Sao La, voọc mông trắng, voọc mũi hếch và nhiều loài khác. Tuy nhiên theo các quy định mới trong Nghị định 157 thì các vi phạm liên quan đối với các loài này hầu như sẽ không bị xử lý hình sự vì giá trị kinh tế của chúng không cao. Ví dụ, nếu sắn bắn 10 cá thể voọc chà vá hay vài cá thể Sao La thì đối tượng vi phạm cũng sẽ không bị xử lý hình sự do tổng giá trị của chúng chưa đến 100 triệu đồng. Chính vì vậy, ENV vô cùng quan ngại về việc áp dụng Nghị định 157 như hiện nay bởi lẽ với chế tài không đủ sức răn đe, Nghị định 157 đã vô tình gia tăng sức ép khai thác và săn bắn các loài ĐVHD trong tự nhiên và như vậy sẽ làm càng gia tăng nguy cơ bị tuyệt chủng của nhiều loài ĐVHD nguy cấp, quý hiếm của Việt Nam.”

Quy định tại Nghị định 157 như trên rõ ràng đã mâu thuẫn nghiêm trọng với tinh thần Điều 190 BLHS. Theo quy định tại Khoản 2 Điều 83 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật: “Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn”. Mặt khác, Việt Nam đang hội nhập cùng thế giới trong nỗ lực bảo vệ các loài ĐVHD nguy cấp, quý, hiếm khỏi nguy cơ tuyệt chủng, thể hiện bởi chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 20/02/2014 của Thủ tướng , trong đó chỉ đạo“đẩy mạnh công tác điều tra, truy tố, xét xử các đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật hình sự trong việc mua bán, vận chuyển mẫu vật tê giác, voi và mẫu vật của các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm khác”.Tuy nhiên thực tế hiện nay nhiều cơ quan  thực thi pháp luật chỉ áp dụng xử lý hành chính theo Nghị định 157 mà không xem xét  xử lý hình sự đối với nhiều vi phạm liên quan tới các loài nguy cấp, quý hiếm. Điều này đã giảm đi ý nghĩa răn đe, phòng ngừa tội phạm về ĐVHD và ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam.

Chính vì vậy, từ cuối tháng 02/2014, ENV đã có văn bản gửi các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và đề xuất việc đình chỉ ngay lập tức việc thực thi Nghị định 157 đối với các quy định liên quan đến ĐVHD và tiến hành sửa chữa để đảm bảo các quy định này phù hợp với các quy định của BLHS nói riêng và pháp luật Việt Nam về bảo vệ ĐVHD nói chung.

Vừa qua, ngày 12/05/2014, lãnh đạo Cục Kiểm lâm thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn – cơ quan tham mưu cho Chính phủ ban hành Nghị định 157/2013/NĐ-CP đã có buổi gặp với ENV để làm rõ vấn đề áp dụng pháp luật có liên quan đến việc xử lý hình sự tội phạm về ĐVHD. Trong buổi họp, đại diện của Cục Kiểm lâm đồng ý tham mưu cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn để đưa ra một hướng dẫn áp dụng thống nhất về việc xử lý hình sự đối với tội phạm về ĐVHD theo hướng phù hợp với quy định hiện hành của BLHS.

Tuy nhiên, ENV cho rằng, Nghị định 157 vẫn cần được sửa đổi để đảm bảo các văn bản pháp lý quy định về bảo vệ động vật hoang dã được thống nhất, tránh sự hiểu nhầm trong quá trình thực thi. Các vi phạm liên quan tới các loài nguy cấp, quý hiếm cần được xử lý hình sự như đã được quy định rõ trong BLHS. Có như vậy thì mới tạo tính răn đe đối với loại tội phạm liên quan đến ĐVHD và từ đó góp phần bảo vệ các loài ĐVHD nguy cấp, quý, hiếm ở Việt Nam khỏi nguy cơ tuyệt chủng.

PHƯƠNG KHANH - TMT
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Mâu thuẫn trong xử lý các vi phạm liên quan tới động vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải

Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải

(Tin Môi Trường) - Tại Lễ Khai mạc Festival Khèn Mông, Lễ hội hoa Đào rừng (Pằng Tớ Dầy) của huyện Mù Cang Chải, ông Nguyễn Tuấn Anh, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái cùng đại diện Hội BVTN&MT Việt Nam đã trực tiếp trao Bằng và Quyết định công nhận 4 Cây di sản Việt Nam cho đại diện địa phương.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI