Tin môi trường và bạn đọc » Cầu nối
Mạng lưới Sông ngòi Việt Nam tiếp tục kêu gọi chấm dứt dự án lấn sông Đồng Nai
(12:59:51 PM 31/08/2015)Cần chấm dứt dự án lấn sông Đồng Nai - Ảnh: TL
“Dự án lấn sông Đồng Nai” được UBND tỉnh Đồng Nai phê duyệt quy hoạch 1/500 và chấp thuận đầu tư theoQuyết định số 2230/QĐ-UBND ngày 21/7/2014do Công ty cổ phần Toàn Thịnh Phát (thuộc tập đoàn Thành Thành Công) và được khởi công vào tháng 1/2015. Dự án có quy mô diện tích 8,4 ha (84.000 m2),trong đó diện tích lấn sông lên tới hơn 7,7 ha. Dự án nằm dọc theo sông Đồng Nai, kéo dài hơn 1,3 km từ công viên Nguyễn Văn Trị (đối diện UBND tỉnh Đồng Nai) đến cầu Rạch Cát (P.Quyết Thắng), và đã đổ đất đá lấn mặt nước sông đoạn hẹp nhất là 30m và đoạn rộng nhất là 100m.
Ngày 23/3/2015 Mạng lưới Sông Ngòi Việt nam đã ra thông cáo báo chí đầu tiên bày tỏ lo ngại sâu sắc và kiến nghị việc rút giấy phép dự án này. Ngày 27/3/2015, Phó Thủ tướng đã có công văn chỉ đạo giao Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Xây dựng, Bộ Giao thông Vận tải, UBND tỉnh Đồng Nai và các cơ quan liên nghành kiểm tra việc thực hiện, đánh giá tác động của dự án, xử lý theo thẩm quyền và quy định của pháp luật hiện hành.
Ngày 28/3/2015 UBND tỉnh Đồng Nai và Chủ đầu tư đã tạm dừng việc thực hiện Dự án.Ngày 1/6/2015, Bộ Tài nguyên - Môi trường đã kiến nghị Chính phủ tiếp tục giao cho Bộ chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan thẩm định lại Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) của dự án lấp sông Đồng Nai. Ngày 16/6/2015, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũngký công văn chỉ đạo giao Bộ Tài nguyên Môi trường thẩm định lại báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) của Dự án.
“Dự án lấn sông Đồng Nai” thực sự đã gây lo lắng và bức xúc dư luận xã hội về tác động ảnh hưởng tới môi trường và cuộc sống của hơn 20 triệu dân đang sinh sống và phụ thuộc nguồn nước tại lưu vực sông Đồng Nai, nó được đánh giá là một trong những lưu vực sông có ảnh hưởng to lớn tới sự phát triển kinh tế xã hội và sinh kế của 11 tỉnh thành của Nam Bộ. Đặc biệt, dự án đã vi phạm nghiêm trọng nhiều điều khoản được qui định trong Luật Tài nguyên nước (2012), Luật Bảo vệ Môi trường (2014), Luật Đê điều (2006), Luật Phòng chống Thiên tai (2013), Luật Xây dựng (2003), Nghị định Quản lý lưu vực sông (Số 120/2008/NĐ-CP)
Cụ thể,đối với luật Tài Nguyên Nước (2012), “Dự án lấn sông Đồng Nai” đã vi phạm điều 9 trong việc cấm xây dựng công trình cản trở thoát lũ, lưu thông nước ở các sông; vi phạm điều 30 trong việc gây cản trở dòng chảy và, điều 31 về hành lang bảo vệ nguồn nước và đặc biệt dự án vi phạm điều 63 gây ảnh hưởng xấu đến sự ổn định của lòng, bờ, bãi sông. Trong Luật Bảo vệ Môi trường ban hành năm 2014, dự án đã vi phạm điều 52 về qui định chung bảo vệ nước sông ( Khoản 1,2,3,4,5), điều 56, khoản 3 về lấn chiếm xây dựng trái phép công trình nhà ở trên mặt nước. Việc bảo vệ đê điều và phòng chống thiên tai được Chính phủ Việt Nam rất quan tâm nhằm phát triển ngành nông nghiệp bền vữngvà ổn định cuộc sống tới người dân, thế nhưng “Dự án lấn sông Đồng Nai” cũng đã vi phạm Luật Đê điều ban hành năm 2006 ở điều 7 bao gồm khoản 5,7 và 10 về việc bảo vệ đê điều, đổ đất lấn chiếm lòng sông và bãi sông. Bên cạnh đó, dự án này còn vi phạm Luật phòng chống thiên tai, điều 19 khoản 1,2 về bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai đối với việc đầu tư xây dựng mới hoặc nâng cấp khu đô thị, điểm dân cư nông thôn và công trình hạ tầng kỹ thuật.
Dự án cũng bỏ qua yếu tố đảm bảo các yêu cầu về phòng, chống nguy cơ rủi ro xảy ra như lũ quét trong việc bảo đảm tính ổn định của công trình trước thiên tai và tuân thủ quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, về xây dựng và về quy hoạch đô thị.Các điều khoản 10 và 13 của Luật Xây dựng do Chính phủ ban hành năm 2003 về việc “nghiêm cấm trong hoạt động xây dựng lấn chiếm hành lang bảo vệ công trình giao thông, thuỷ lợi, đê điều” và “cơi nới, lấn chiếm không gian, khu vực công cộng, lối đi đã có quy hoạch xây dựng được duyệt và công bố” đã đẩy dự án này vi phạm lấn dòng chảy một cách nghiêm trọng tới dòng sông liên tỉnh và có tầm quan trọng như sông Đồng Nai. Dự án chưa được Ủy ban Bảo vệ Môi trường Lưu vực Hệ thống sông Đồng Nai thông qua và chỉ đạo việc thực hiện như đã quy định ở điểm 3, Mục 2 trong Quyết định số 157/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Rõ ràng, “Dự án lấn sông Đồng nai” đã vi phạm 05 bộ luật quan trọng chủ chốt của Nhà nước Việt Nam. Điều này cho thấy nếu tiếp tục thực hiện dự án không tuân thủ các nguyên tắc cơ bản theo pháp luật của Việt Nam đã được ban hành.
Chính vì vậy, Mạng lưới Sông ngòi Việt Nam một lần nữa khẳng định quan điểm đề nghị chính phủ cho dừng hẳn dự án “Cải tạo cảnh quan và phát triển đô thị ven sông Đồng Nai” và sớm trả lại nguyên trạng cho dòng sông Đồng Nai.
Gửi ý kiến bạn đọc về: Mạng lưới Sông ngòi Việt Nam tiếp tục kêu gọi chấm dứt dự án lấn sông Đồng Nai
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành”
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành”
- Mời viết bài tham dự Hội thảo quốc tế về Đánh giá tác động môi trường lần thứ 8 tại Hàn Quốc
- Câu lạc bộ Đạp xe Môi trường kết nối Cây Di sản kiện toàn tổ chức, triển khai nhiệm vụ năm 2025
- Thêm 6 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam
- Cây đa hơn 300 tuổi tại thành phố Chí Linh được vinh danh là Cây di sản
- Hội BVTN&MT tỉnh Đồng Nai khắc phục khó khăn, duy trì những hoạt động thiết thực
- Bộ TN-MT yêu cầu Đồng Nai xử lý vi phạm ở các dự án lớn
- Câu lạc bộ Doanh nghiệp Trường Đại học Nguyễn Tất Thành tổng kết hoạt động năm 2023 và đề ra phương hướng cho năm 2024;
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải
(Tin Môi Trường) - Tại Lễ Khai mạc Festival Khèn Mông, Lễ hội hoa Đào rừng (Pằng Tớ Dầy) của huyện Mù Cang Chải, ông Nguyễn Tuấn Anh, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái cùng đại diện Hội BVTN&MT Việt Nam đã trực tiếp trao Bằng và Quyết định công nhận 4 Cây di sản Việt Nam cho đại diện địa phương.
Hội nghị Ban Chấp hành VACNE 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội
(Tin Môi Trường) - Sáng 26/11 tại Hà Nội, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam (VACNE) đã tổ chức Hội nghị Ban chấp hành năm 2024.
- Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam trao đổi về quản lý chất thải điện tử trong chương trình “trái đất xanh” của VTV1
- Cuốn sách “Tài nguyên thiên nhiên và chuyển đổi xanh” sẽ được hoàn thiện vào cuối năm
- Các cấp chính quyền và đoàn thể, cộng đồng nhân dân chung tay trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh