»

Thứ bảy, 18/01/2025, 13:24:14 PM (GMT+7)

Mạng lưới Sông ngòi Việt Nam ra thông cáo báo chí về Dự án lấp sông Đồng Nai

(14:44:42 PM 04/01/2016)
(Tin Môi Trường) - Ngày 25/12/2015, Thủ tướng Chính phủ có văn bản trả lời chất vấn của Đại biểu Quốc hội Huỳnh Thành Lập, Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh tại Kỳ họp thứ 10, Quốc hội Khoá XIII về việc xử lý Dự án lấp sông Đồng Nai để làm dự án phát triển đô thị ven sông. Trước thông tin này, trong ngày 4/1/2015, Mạng lưới Sông ngòi Việt Nam (VRN) đã ra thông cáo báo chí nêu quan điểm của Mạng lưới Sông ngòi Việt Nam về Dự án: "Cải tạo cảnh quan và phát triển đô thị ven sông Đồng Nai, Quy mô 8,4ha, tại Phường Quyết Thắng, Thành phố Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai".

Toàn văn nội dung TCBC như sau:

 

Dự[-]án[-]lấn[-]sông[-]Đồng[-]Nai[-]đang[-]tạo[-]sự[-]bất[-]bình[-]trong[-]dư[-]luận,[-]giới[-]khoa[-]học.[-]Ảnh[-]TL:[-]IE

Dự án lấn sông Đồng Nai đang tạo sự bất bình trong dư luận, giới khoa học. Ảnh TL: IE

 

Trước thông tin Thủ tướng Chính phủ có văn bản trả lời chất vấn của Đại biểu Quốc hội Huỳnh Thành Lập, Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh tại Kỳ họp thứ 10, Quốc hội Khoá XIII về việc xử lý Dự án lấp sông Đồng Nai để làm dự án phát triển đô thị ven sông vào ngày 25/12/2015, Mạng lưới Sông ngòi Việt Nam (VRN) hoàn toàn ủng hộ việc phát triển và cải tạo cảnh quan đô thị ven sông dựa trên cơ sở pháp luật và bằng chứng khoa học kỹ thuật.

Tuy nhiên, với dự án cải tạo sông Đồng Nai tại thời điểm này, khi đã chỉ rõ việc vi phạm pháp luật thì không nhất thiết phải tiến hành thêm đánh giá tác động môi trường vì như vậy là sẽ tiếp tục vi phạm một số luật liên quan, gây lãng phí nguồn lực, thời gian, công sức của doanh nghiệp, nhà nước và sự bất bình trong dư luận, giới khoa học.

Về việc Thủ tướng Chính phủ ký tới 4 công văn quyết định đánh giá bổ sung tác động môi trường nhằm giảm thiểu tối đa các tác động xấu từ dự án tới môi trường, VRN có ý kiến như sau:

- Xét về tính vi phạm pháp lý của dự án, bao gồm Luật Tài nguyên Nước 2012; Luật Bảo vệ môi trường 2014; Luật Giao thông thủy nội địa 2004; Luật phòng chống thiên tai 2013 không nên tiếp tục thực hiện dự án.

- Yêu cầu đánh giá tác động môi trường bổ sung Dự án cải tạo sông Đồng Nai vào thời điểm dự án đã san lấp diện tích sông tới 7,2 ha không còn đảm bảo tính chính xác về mặt kỹ thuật của dòng chảy, lưu thông thoát lũ, giao thông thủy, v.v…

- Yêu cầu đánh giá bổ sung liên tục tác động môi trường của Dự án trong 10 tháng qua là không cần thiết bởi nó không giải quyết được vấn đề liên quan tới tính pháp lý mà dự án đã vi phạm.

Do vậy, Mạng lưới Sông ngòi Việt Nam một lần nữa khẳng định quan điểm nhất quán từ trước tới nay đề nghị chính phủ cho dừng hẳn dự án “Cải tạo cảnh quan và phát triển đô thị ven sông Đồng Nai”, sớm trả lại nguyên trạng cho dòng sông Đồng Nai và yêu cầu dự án thực hiện đúng pháp luật đã qui định.
 

TIN MÔI TRƯỜNG (tinmoitruong@tinmoitruong.vn)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Mạng lưới Sông ngòi Việt Nam ra thông cáo báo chí về Dự án lấp sông Đồng Nai

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải

Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải

(Tin Môi Trường) - Tại Lễ Khai mạc Festival Khèn Mông, Lễ hội hoa Đào rừng (Pằng Tớ Dầy) của huyện Mù Cang Chải, ông Nguyễn Tuấn Anh, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái cùng đại diện Hội BVTN&MT Việt Nam đã trực tiếp trao Bằng và Quyết định công nhận 4 Cây di sản Việt Nam cho đại diện địa phương.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI