Tin môi trường và bạn đọc » Cầu nối
Luật Đất đai (sửa đổi) cần phản ánh đầy đủ nguyện vọng của nhân dân
(14:29:05 PM 04/11/2013)
TMT giới thiệu toàn văn thông cáo báo chí của Oxfam:
"Các kết quả tham vấn và thăm dò ý kiến của người dân do Hội Nông dân, Hội Phụ nữ ở một số tỉnh và Liên minh Đất đai thực hiện (10/2012-02/2013) với sự hỗ trợ Oxfam và Viện Nghiên cứu Lập pháp (thuộc Ủy ban thường vụ Quốc hội), và do Liên minh Đất đai thực hiện (8/2012-9/2013) cho thấy hơn bao giờ hết người dân mong chờ và kỳ vọng Luật Đất đai sửa đổi lần này sẽ đáp ứng những nhu cầu chính đáng và nguyện vọng sâu xa của họ.
Những nguyện vọng chính đáng của người dân về những vấn đề đất đai có tác động mạnh mẽ tới cuộc sống của họ cần được phản ánh trong Luật Đất đai sửa đổi dự kiến được Quốc hội biểu quyết ngày 29 tháng 11 tại kỳ họp thứ VI, Quốc hội khóa 13. Những nguyện vọng đó là:
Cơ chế chuyển dịch đất đai cần đảm bảo phát triển kinh tế, xã hội của người dân, đặc biệt là nông dân sản xuất nhỏ, người nghèo, phụ nữ và dân tộc thiểu số. Nhà nước chỉ thu hồi đất để sử dụng vì lợi ích công.
Nhà nước cần đảm bảo quĩ đất, đặc biệt đất nông nghiệp cho nông dân sản xuất nhỏ, người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số và phụ nữ, trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Cần ưu tiên thu hồi và giao các diện tích đất và rừng có tiềm năng sinh kế, gần khu dân cư, phù hợp điều kiện tập quán sản xuất của người dân và cộng đồng địa phương từ nguồn diện tích đất rừng mà các doanh nghiệp lâm nghiệp Nhà nước đang sử dụng không hiệu quả, đang cho thuê hoặc giao khoán.
Không nên trao thẩm quyền quyết định giá đất cho UBND cấp tỉnh mà cần có một cơ quan riêng thuộc Chính phủ hoặc thuộc Quốc hội có chức năng quyết định giá đất. Để đảm bảo giá đất phù hơp với thị trường, cơ quan nhà nước có nhiệm vụ quyết định giá đất này phải sử dụng dịch vụ định giá đất độc lập khi thẩm định và quyết định giá đất. Người bị thu hồi đất có quyền tham gia giới thiệu danh sách các tổ chức cung cấp dịch vụ định giá đất độc lập sẽ tham gia đấu thầu định giá đất để xây dựng phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
Cần luật định tỷ lệ đồng thuận của cộng đồng khi Nhà nước lấy ý kiến người dân về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện, lựa chọn danh sách tổ chức cung cấp dịch vụ định giá đất độc lập để tham gia đấu thầu cung cấp dịch vụ và phương án thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện và phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư chỉ được phê duyệt khi đạt được sự đồng thuận của đa số người dân địa phương nơi quy hoạch và người bị thu hồi đất; tỉ lệ đồng thuận cần đạt ít nhất 70%.
Bên cạnh kết quả tham vấn và thăm dò ý kiến của người dân do Hội Nông dân, Hội Phụ nữ ở một số tỉnh và Liên minh Đất đai thực hiện là gần 7 triệu lượt ý kiến từ những người được tham vấn do Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện trước kỳ họp thứ V, và rất nhiều ý kiến đóng góp qua kênh báo chí của các chuyên gia, trí thức trong cả nước. Những nguyện vọng của người dân trong cả nước cần được coi là cơ sở quan trọng nhất để điều chỉnh Luật đất đai nhằm đảm bảo tính khả thi cao của đạo luật quan trọng này.
Tại kỳ họp thứ V, các đại biểu Quốc hội đã lắng nghe và bày tỏ mối quan tâm của nhân dân, các cộng đồng và các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội, xã hội nghề nghiệp, xã hội, những người đã đề nghị Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) cần cân nhắc thấu đáo hơn để giải quyết những mối quan tâm của người dân. Mới đây, người dân đã được nghe thêm những phân tích đầy thuyết phục và những đề xuất thực tế từ nhiều đại biểu Quốc hội như đại biểu Trần Quốc Vinh (Hải Phòng), đại biểu Hồ Sỹ Lợi (Thanh Hóa), đại biểu Trương Trọng Nghĩa (tp. HCM), đại biểu Lê Thị Nga (phó Ủy ban Tư pháp của Quốc hội), đại biểu Lê Nam (Thanh Hóa), đại biểu Lê Trọng Sang và Trần Du Lịch (tp. HCM)… khi thảo luận về Hiến pháp sửa đổi đã đề nghị rằng cần hiến định rõ ràng việc thu hồi đất chỉ vì mục tiêu quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng. Việc Quốc hội tiếp thu những kiến nghị của người dân, đặc biệt là kiến nghị nêu trên về thu hồi đất, sẽ thực sự đảm bảo sự phát triển kinh tế - xã hội ổn định và bền vững vì lợi ích của người dân, cộng đồng, địa phương và của quốc gia, và sẽ giảm được những mâu thuẫn và khiếu kiện về đất đai.
Chúng tôi tin tưởng rằng Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) được thảo luận ngày 6 tháng 11 tới và biểu quyết thông qua ngày 29 tháng 11 sẽ khẳng định được quyền tiếp cận đất đai của người dân, quyền tài sản này được pháp luật bảo vệ cùng các nguyên tắc công khai, minh bạch, có sự tham gia và đồng thuận của người dân".
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành”
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành”
- Mời viết bài tham dự Hội thảo quốc tế về Đánh giá tác động môi trường lần thứ 8 tại Hàn Quốc
- Câu lạc bộ Đạp xe Môi trường kết nối Cây Di sản kiện toàn tổ chức, triển khai nhiệm vụ năm 2025
- Thêm 6 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam
- Cây đa hơn 300 tuổi tại thành phố Chí Linh được vinh danh là Cây di sản
- Hội BVTN&MT tỉnh Đồng Nai khắc phục khó khăn, duy trì những hoạt động thiết thực
- Bộ TN-MT yêu cầu Đồng Nai xử lý vi phạm ở các dự án lớn
- Câu lạc bộ Doanh nghiệp Trường Đại học Nguyễn Tất Thành tổng kết hoạt động năm 2023 và đề ra phương hướng cho năm 2024;
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải
(Tin Môi Trường) - Tại Lễ Khai mạc Festival Khèn Mông, Lễ hội hoa Đào rừng (Pằng Tớ Dầy) của huyện Mù Cang Chải, ông Nguyễn Tuấn Anh, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái cùng đại diện Hội BVTN&MT Việt Nam đã trực tiếp trao Bằng và Quyết định công nhận 4 Cây di sản Việt Nam cho đại diện địa phương.
Hội nghị Ban Chấp hành VACNE 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội
(Tin Môi Trường) - Sáng 26/11 tại Hà Nội, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam (VACNE) đã tổ chức Hội nghị Ban chấp hành năm 2024.
- Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam trao đổi về quản lý chất thải điện tử trong chương trình “trái đất xanh” của VTV1
- Cuốn sách “Tài nguyên thiên nhiên và chuyển đổi xanh” sẽ được hoàn thiện vào cuối năm
- Các cấp chính quyền và đoàn thể, cộng đồng nhân dân chung tay trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh