Tin môi trường và bạn đọc » Cầu nối
Lãnh sự quán Nam Phi tại TP.HCM hưởng ứng ngày Nước Thế giới 22/3
(08:01:06 AM 22/03/2014)Bà Đỗ Thị Kim Liên- Lãnh sự danh dự Nam Phi tại TP.HCM (giữa) cùng các quan khách trong Ngày nước Thế giới
Trên thế giới, theo ước tính thì cứ 20 giây trôi qua có 1 trẻ em chết vì nhiễm bệnh liên quan đến nguồn nước và có gần 2 tỷ người trên thế giới không tiếp cận được nguồn nước, và chỉ trong 15 năm tới, 48 quốc gia trên thế giới sẽ lâm vào cảnh thiếu nước.
So với những thế kỷ trước, ngày nay việc sử dụng nước đang phát triển, trở thành một ngành thương mại. Chúng ta hiện đang phải trả tiền để sử dụng tài nguyên mà tổ tiên ta ngày xưa có thể sử dụng một cách thoải mái. Điều này thật vô lý! Tại một số quốc gia trên thế giới từ Trung Đông đến Trung Quốc, từ Mỹ La-Tinh đến Châu Phi, người dân đang phải gánh chịu những hậu quả nặng nề từ việc khai thác quá mức nguồn nước.
Việc này dẫn đến việc thiếu hụt nguồn nước sinh hoạt cần để duy trì đời sống ổn định. Nước được ví như “vàng xanh” tại các quốc gia vì không có gì thay thế được! Tuy nhiên, không phải ai cũng có ý thức bảo vệ nguồn nước. Thông qua một phóng sự do kênh truyền thông CNBC của Hoa Kỳ thực hiện, cho thấy đa số người dân tại những vùng thiếu nước, sẵn sàng đánh đổi quyền sử dụng nước của mình cho các nhà đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp nặng như khai thác khoáng sản, dệt may, sản xuất thực phẩm, để đổi lấy tiền hoặc những quyền lợi khác. Việc này dẫn đến các nguồn nước sinh hoạt chung ngày càng cạn kiện và chịu sự kiểm soát của các tập đoàn lớn.
Việt Nam là quốc gia có nền nông nghiệp phát triển mạnh. Tuy nhiên, hiện nay Việt Nam được xếp vào diện quốc gia thiếu nước, và chỉ có khoảng 40% dân số tại các vùng nông thôn tiếp cận được với nguồn nước sạch. Một báo cáo dánh giá gần đây của Ngân hàng Thế giới về ngành nước Việt Nam nêu rõ , Việt Nam có nguồn nước ngầm chất lượng tốt với trữ lượng lớn nhưng ở nhiều nơi, nước ngầm bị khai thác tập trung nên đang có mức sụt giảm nghiêm trọng. Tại Hà Nội và nhiều khu vực ở TP Hồ Chí Minh, mực nước ngầm đã giảm 30m so với mực nước tự nhiên. Tình trạng khai thác quá mức cũng diễn ra ở Tây Nguyên và vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Theo đánh giá của các nhà khoa học, một số tầng nước ngầm hiện nay chỉ còn tồn tại được trong khoảng thời gian ngắn nữa.
Ngoài ra, ô nhiễm nguồn nước đang là một vấn nạn lớn đối với Việt Nam. Tại Hà Nội, mỗi ngày thành phố thải ra khoảng 300.000 - 400.000 m3 nước thải. Tuy nhiên, lượng nước thải được xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường mới chỉ chiếm khoảng hơn 6% tổng lượng nước thải của thành phố, do đó nồng độ chất ô nhiễm ở một số điểm xả rất cao. Tại TP Hồ Chí Minh, riêng lượng nước thải công nghiệp xả ra môi trường mỗi ngày là 400.000 m3. Một số ngành công nghiệp hóa chất, phân bón, khai thác khoáng sản có lượng nước thải lớn, chứa nhiều chất độc hại được thải trực tiếp ra các sông, ao, hồ, kênh, rạch nên đã gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Việc gây ô nhiễm nguồn nước đang hủy hoại dần nguồn tài nguyên quan trọng và cần thiết nhất trong mọi hoạt động của con người. Hiện chưa có nguồn tài nguyên nào có thể thay thế được vai trò của nước trong việc duy trì sự sống trên hành tinh này. Trong các ngành công nghiệp đặc biệt là những ngành công nghiệp trọng điểm, nước đóng vai trò chủ đạo trong mọi hoạt dộng sản xuất. Chẳng hạn như theo số liệu từ trang waterfootprint.org thì phải cần gần 3,000 lít nước để sản xuất một chiếc áo sơ mi, 9 lít nước để sản xuất một tờ giấy, 26 lít nước để sản xuất 4 lít sữa. Ngoài ra, nếu không có nước thì ngành công nghiệp năng lượng sẽ gặp nhiều khó khăn vì nêu thiếu nước thì sẽ không thể sản xuất ra được dầu và khí đốt.
Bên cạnh đó, khan hiếm và thiếu nước là mối đe dọa rất nghiêm trọng đối với sự tồn tại của con người trong tương lai. Do đó, cần có các giải pháp quản lý khai thác và bảo vệ tốt tài nguyên nước. Vì thế, nhân Ngày nước sạch Thế giới, Lãnh sự Danh Dự Nam Phi tại TP.HCM kêu gọi mỗi người dân Việt Nam hãy thay đổi cách sử dụng nước của mình. Đồng thời có những biện pháp hợp lý để có thể bảo vệ và duy trì nguôn nước sinh hoạt chung.
Cùng trong không khí hưởng ứng Ngày nước Thế giới 22/3, Lãnh sự danh dự Nam Phi tại TP.HCM – Bà Đỗ Thị Kim Liên- cho biết: Trên Thế giới hiện nay, nước được xem là nguồn tài nguyên vô giá và không có gì có thể thay thế được ,vì thế việc bảo vệ và giữ gìn là vô cùng quan trọng. Tại Nam Phi, nguồn nước sạch rất khan hiếm, chính phủ Nam phi cũng đã ban hành nhiều chính sách khuyến khích bảo vệ và tiết kiệm nước nhằm đảm bảo được nguồn nước sinh hoạt ổn định. Bản thân chúng ta là người Việt Nam, là đất nước không mạnh về tài nguyên nước, vì thế mỗi chúng ta cần nên biết trân trọng và bảo vệ món quà mà thiên nhiên đã ban tặng. Trong sinh hoạt gia đình tôi nhắc nhở các con từ nhỏ cách sử dụng nước cho có hiệu quả nhất.
Nằm trong khuôn khổ các sự kiện nâng cao ý thức cộng đồng, vào ngày 21/03/2014 Lãnh sự quán (LSQ) Nam Phi tại TP.HCM tài trợ Animus tổ chức chương trình Animus Lighting show. Thông qua chương trình này giới thiệu tầm quan trọng của nước trong ngành công nghiệp rượu vang. Nhân dịp này, LSQ Nam Phi cũng nhắn nhủ đến mỗi thực khách rằng hãy quý trọng nguồn nước mà chúng ta đang sử dụng vì đây là nguồn tài nguyên không thể thay thế. Đồng thời, LSQ cũng đã chia sẻ một số phương pháp tiết kiệm nước đơn giản nhưng hiệu quả đến với thực khách.Bên cạnh đó, nhằm mang ẩm thực và vang Nam Phi đến gần hơn với thực khách Việt Nam, LSQ Nam Phi tại TP.HCM tài trợ 50% giá cho thực khách đến thưởng thức cocktail pha chế từ vang Nam Phi tại Animus Lounge trong suốt tháng 3.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành”
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành”
- Mời viết bài tham dự Hội thảo quốc tế về Đánh giá tác động môi trường lần thứ 8 tại Hàn Quốc
- Câu lạc bộ Đạp xe Môi trường kết nối Cây Di sản kiện toàn tổ chức, triển khai nhiệm vụ năm 2025
- Thêm 6 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam
- Cây đa hơn 300 tuổi tại thành phố Chí Linh được vinh danh là Cây di sản
- Hội BVTN&MT tỉnh Đồng Nai khắc phục khó khăn, duy trì những hoạt động thiết thực
- Bộ TN-MT yêu cầu Đồng Nai xử lý vi phạm ở các dự án lớn
- Câu lạc bộ Doanh nghiệp Trường Đại học Nguyễn Tất Thành tổng kết hoạt động năm 2023 và đề ra phương hướng cho năm 2024;
Bài viết mới:
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
Cây Thị tại đền - chùa Thái, thành phố Hải Phòng được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Cây Thị gần 400 năm, chu vi thân 2,9 mét, trong khuôn viên đền – chùa Thái, thôn Trấn Nam, xã Trấn Dương, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng vừa được chính quyền và nhân dân xã Trấn Dương long trọng tổ chức lễ đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam vào ngày 22/9/2024.
Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam trao đổi về quản lý chất thải điện tử trong chương trình “trái đất xanh” của VTV1
(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 01/10/2024, tại Trường quay của Đài Truyền hình Việt Nam, Chương trình “Trái Đất xanh” do VTV1 thực hiện đã có buổi trao đổi của Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam về chủ đề “Quản lý chất thải điện tử”.