Tin môi trường và bạn đọc » Cầu nối
Kiến nghị về việc quy hoạch và quản lý các dự án thủy điện Việt Nam
(13:22:06 PM 23/11/2013)
BẢN KIẾN NGHỊ
Về việc quy hoạch và quản lý các dự án thủy điện Việt Nam
Kính gửi: Quốc hội Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
Chúng tôi, các tổ chức sau đây, gồm Mạng lưới Sông ngòi Việt Nam (VRN), Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature), và Trung tâm Hỗ trợ Quản lý Tổng hợp Tài nguyên nước (Ciwarem), cùng hoạt động vì mục tiêu bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, cùng chia sẻ mối quan tâm về tác động xã hội, môi trường mà các dự án thủy điện đã và đang gây ra. Chúng tôi có một số kiến nghị gửi đến quý đại biểu quốc hội về vấn đề quy hoạch và quản lý các dự án thủy điện của Việt Namnhư sau:
Thông tin Cơ sở để kiến nghị:
Với mạng lưới sông ngòi tương đối dày và điều kiện địa hình thuận lợi, Việt Nam được coi là một trong những quốc gia có tiềm năng về thủy điện.Trong hơn 20 năm qua, nguồn tiềm năng này đã được khai thác mạnh mẽ phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Hiện nay, Việt Nam có 268 công trình thủy điện lớn vừa và nhỏ đã đi vào vận hành, 205 dự án đang được xây dựng và hàng ngàn hồ chứa đãđược quy hoạch.
Không thể phủ nhận trong nhiều năm qua, thủy điện đã góp phần quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu năng lượng của quốc gia. Theo số liệu của EVN, thủy điện hiện đóng góp 45,17% tổng sản lượng điện của mạng lưới điện toàn quốc.
Tuy nhiên, bên cạnh một số đóng góp cho các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, góp phần bảo đảm an ninh năng lượng, việc phát triển thủy điện quá nhanh và nóng đã bộc lộ nhiều bất cập. Thủy điện đã gây ra nhiều tác động tiêu cực đến môi trường, sinh thái, xã hôi. Một diện tích khá lớn đất rừng, đất nông nghiệp và các loại đất khác đã bị chiếm dụng vĩnh viễn bởi các công trình này. Theo báo cáo của Bộ Công thương, từ năm 1995 đến nay, Việt Nam đã chuyển đổi 50.000 ha đất rừng, đất nông nghiệp và các loại đất khác để làm thủy điện. Thủy điên làm thay đổi dòng chảy tự nhiên, cả trong mùa lũ và mùa kiệt, làm giảm đáng kể lượng phù sa xuống hạ lưu. Thủy điện có tác động lớn đến xã hội, một số lượng dân phải tái định cư, và tùy quy mô dân số, văn hóa bản địa ở mức độ khác nhau sẽ bị tác động.
Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và PTNT đối với 21 dự án thủy điện ở 12 tỉnh, hơn 75.000 hộ dân phải di dời phục vụ việc xây dựng công trình thủy điện và chịu ảnh hưởng sâu sắc về mặt sinh kế và đời sống. Ngoài ra, công tác quản lý các dự án thủy điện vừa và nhỏ còn nhiều lỏng lẻo.Theo kết quả chương trình giám sátQuốc hội, có tới 30% thủy điện nhỏ chưa được kiểm định về mặt an toàn, 66% chưa có phương án bảo vệ được phê duyệt và 55% số đập chưa có phương án phòng chống lụt bão. Hơn nữa, hàng loạt các sự cố như vỡ đập ở Gia Lai, nứt thân đập ở Quảng Nam hay xả lũ ở Miền Trung và Tây Nguyên trong thời gian qua gây ra những mối quan ngại lớn về vấn đề an toàn và quản lý vận hành đập.Trong tháng 11/2013, cùng với mưa lớn, hàng loạt các hồ thủy điện ở miền Trung và Tây Nguyên đã đồng thời xả lũ với lưu lượng lớn gây nhiều thiệt hại về người và tài sản cho người dân vùng hạ du. Theo thống kê sơ bộ tại miền Trung, có tới 31 người bị chết, 9 người mất tích và 225 ngôi nhà bị cuốn trôi trong đợt lũ vừa qua.
Trước thực trạng trên, việc Chính phủ loại 424 dự án thủy điện, chiếm tới 34,2% trong tổng số 1239 dự án, ra khỏi quy hoạchsau quá trình rà soát là một quyết định cần thiết.Tuy nhiên, các sự cố liên quan đến thủy điện gần đây cho thấy thủy điện vẫn tiềm tàng nhiều rủi ro và thách thức.
Các kiến nghị:
Trước bối cảnh trên cùng với một số kết quả nghiên cứu hiện có, chúng tôi có một số kiến nghị cụ thể về vấn đề phát triển thủy điện như sau:
1. Thắt chặt việc quản lý đối với công tác xây dựng thủy điện: Thực trạng trong thời gian qua cho thấy cần thắt chặt hơn nữa công tác quản lý và thực hiện quy hoạch cũng như đối với tất cả các dự án thủy điện đang vận hành. Các cơ quan quản lý cần khẩn trương, nghiêm túc đánh giá toàn diện quy trình vận hành của các công trình thủy điện đơn lẻ cũng như các công trình bậc thang, vấn đề an toàn đập, an toàn hạ lưu.
2. Quy định rõ trách nhiệm và thẩm quyền của các bên liên quan: cần quy định rõ ràng trách nhiệm của từng bên (chủ đầu tư, cơ quan chủ quản, chính quyền các cấp) trong quá trình quản lý và giám sát sự vận hành của nhà máy, đặc biệt trinh khi tích nước và xả nước.
3. Tiếp tục rà soát quy hoạch phát triển thủy điện: Chính phủ cần chỉ đạo các cơ quan chức năng gồm Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với các bên liên quan tiếp tục rà soát, loại bỏ các dự án không đảm bảo an toàn. Trong thời gian này, tạm thời đình chỉ các dự án đã được cấp phép nhưng đang có những vấn đề tác động chưa được làm rõ, đặc biệt là các dự án ở vùng miền Trung và Tây Nguyên nhằm đảm bảo an ninh môi trường và an toàn cho các cộng đồng ở khu vực hạ lưu.Ngoài ra, nên xem xét trì hoãn việc xây dựng các dự án trong quy hoạch chưa có đánh giá đầy đủ về chi phí môi trường – xã hội.
4. Thực hiện các đánh giá thiệt hại liên quan đến thủy điện: Hàng loạt những sự cố gần đây cho thấy cần mối tương quan giữa lợi ích kinh tế và chi phí môi trường - xã hội cần được nghiên cứu để tạo cơ sở cho công tác xây dựng quy hoạch phát triển. Ngoài ra, các thiệt hại từ các sự cố liên quan đến thủy điện cần tính toán và lượng hóa một cách cụ thể thể để tạo cơ sở cho việc yêu cầu bồi thường và đảm bảo quyền lợi , sinh kế cho của cộng đồng dân cư bị tái định cư và bị ảnh hưởng.
5. Thực hiện nghiêm công tác ĐMC đối với các quy hoạch thủy điện các lưu vực sông:Nghị định số 29/2011/NĐ-CP đã quy định về việc đánh giá môi trường chiến lược(ĐMC)đối với quy hoạch thủy điện cấp quốc gia. Chính phủ cần ưu tiên thực hiện ĐMC cho các kế hoạch phát triển thủy điện trong từng lưu vực sông để xem xét các vấn đề liên quan như môi trường, xã hội và tính phù hợp đối với các quy hoạch phát triển hay kế hoạch bảo tồn thiên nhiên khác trước khi cho phép chuyển sang giai đoạn sau.
5. Ngoài ra, việc cho phép cho các tổ chức, cá nhân Việt Nam đầu tư phát triển thủy điện trên các lưu vực sông liên quốc gia chung với Việt Nam (Mê Công, Hồng, Mã, Cả…) cũng như việc phát triển thủy điện của các nước trong khu vực (Trung Quốc, Lào, Thái Lan, Campuchia) có ảnh hưởng tới Việt Nam cũng cần được nghiên cứu xem xét đầy đủ.
Rất mong Quốc hội và các cơ quan chức năng xem xét các kiến nghị trên để đảm bảo an toàn cho cộng đồng,quyền lợi của nhân dân, và nâng cao tính bền vững trong các chương trình phát triển nói chung và thủy điện nói riêng.
Xin trân trọng cảm ơn !
THAY MẶT CÁC TỔ CHỨC KIẾN NGHỊ
TRỊNH LÊ NGUYÊN- Giám đốc Trung tâm Con người và Thiên nhiên
Ý kiến bạn đọc về: Kiến nghị về việc quy hoạch và quản lý các dự án thủy điện Việt Nam
-
Hoàng Dung (12:10:26 PM 24/11/2013)Không có giá trị
Bản kiến nghị này chỉ có giá trị PR, thiếu giá trị về... pháp lý! Hơn 1 tổ chức cùng tham gia kiến nghị, nhưng bản kiến nghị chỉ có 1 chữ ký của ông Trịnh Lê Nguyên - Trung tâm thiên nhiên và con người. Vậy các tổ chức khác cùng tham gia kiến nghị không có tư cách pháp nhân hay sao mà không thấy chữ ký? Chỉ một mình ông Nguyên ký thì có cảm giác rằng đây chỉ là kiến nghị nội bộ của Trung tâm thiên nhiên và con người- đang mượn danh các tổ chức đồng hành cùng gửi! Quý vị gửi cho Quốc Hội mà cứ làm như báo cáo nội bộ dùng để đọc trong nhà, vì thiếu pháp lý như vậy nên Quốc hội phải xử lý kiến nghị này ra sao?Nên có thể nói gửi kiến nghị này Trung tâm của quý vị chỉ là làm PR, chưa đủ tư cách để gửi kiến nghị đến Quốc hội !
-
Thanh Huyền (10:41:12 AM 25/11/2013)Kiến nghị muộn!
Những kiến nghị như thế này là cần thiết. Tuy nhiên lại gửi muộn quá khi thiệt hại do Thủy điện gây ra đã quá rành rành và ai cũng biết. Chỉ tiếc là nếu những trung tâm này gửi sớm hơn thì it nhất là về mặc công luận cũng giúp cho dân được vài thứ...
-
Linh Nhung (22:22:48 PM 26/11/2013)Tham lam
Có lẽ Trung tâm thiên nhiên và con người muốn nhân họp Quốc hội chơi trội thôi. Nhưng chưa có cửa đâu nên nói chung là Trung tâm tham lam quá nên quay về chức năng của mình thì tốt hơn!
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành”
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành”
- Mời viết bài tham dự Hội thảo quốc tế về Đánh giá tác động môi trường lần thứ 8 tại Hàn Quốc
- Câu lạc bộ Đạp xe Môi trường kết nối Cây Di sản kiện toàn tổ chức, triển khai nhiệm vụ năm 2025
- Thêm 6 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam
- Cây đa hơn 300 tuổi tại thành phố Chí Linh được vinh danh là Cây di sản
- Hội BVTN&MT tỉnh Đồng Nai khắc phục khó khăn, duy trì những hoạt động thiết thực
- Bộ TN-MT yêu cầu Đồng Nai xử lý vi phạm ở các dự án lớn
- Câu lạc bộ Doanh nghiệp Trường Đại học Nguyễn Tất Thành tổng kết hoạt động năm 2023 và đề ra phương hướng cho năm 2024;
Bài viết mới:
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
Cây Thị tại đền - chùa Thái, thành phố Hải Phòng được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Cây Thị gần 400 năm, chu vi thân 2,9 mét, trong khuôn viên đền – chùa Thái, thôn Trấn Nam, xã Trấn Dương, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng vừa được chính quyền và nhân dân xã Trấn Dương long trọng tổ chức lễ đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam vào ngày 22/9/2024.
Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam trao đổi về quản lý chất thải điện tử trong chương trình “trái đất xanh” của VTV1
(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 01/10/2024, tại Trường quay của Đài Truyền hình Việt Nam, Chương trình “Trái Đất xanh” do VTV1 thực hiện đã có buổi trao đổi của Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam về chủ đề “Quản lý chất thải điện tử”.