Tin môi trường và bạn đọc » Cầu nối
Thứ năm, 31/10/2024, 12:21:50 PM (GMT+7)
Kết luận ban đầu về nguyên nhân cá chết hàng loạt tại các sông ở huyện Đầm Dơi, Cà Mau
(15:06:58 PM 05/07/2017)(Tin Môi Trường) - Trước tình hình thủy sản trên các sông Gành Hào, sông Mương Điều thuộc xã Tân Trung, xã Tạ An Khương, bị chết bất thường kéo dài, UBND huyện Đầm Dơi (tỉnh Cà Mau) đã đề nghị ngành chức năng vào cuộc, sớm có giải pháp triệt để. Theo đó, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Cà Mau đã có báo cáo kết quả khảo sát tình trạng và đưa ra kết luận nguyên nhân ban đầu của tình trạng trên.
>> 25ha cánh rừng Net Zero Cà Mau tái sinh từ sức sống diệu kỳ >> Kết luận sai phạm tại Tổng Công ty Địa ốc Sài Gòn >> Vụ gần 200 tấn cá chết: Chuyện gì xảy ra ở hồ Sông Mây? >> Công trình hồ nước ngọt lớn nhất Cà Mau 3 năm "đội vốn" hàng chục tỷ đồng >> Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
Ảnh minh hoạ: IE
Sở Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp cùng Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường - Công an tỉnh Cà Mau… tiến hành khảo sát thực tế trên tuyến sông Gành Hào, sông Bảy Háp và kênh xáng Lương Thế Trân. Căn cứ kết quả phân tích mẫu nước của Trung tâm Kỹ thuật – Công nghệ - Quan trắc tài nguyên môi trường (Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Nam), hầu hết các thông số môi trường đều vượt giới hạn quy định so với giá trị bảo tồn động vật thủy sản của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng mặt nước; chất lượng mặt nước trên các tuyến sông khảo sát bị ô nhiễm hữu cơ. Các thông số BOD5, COD, Amoni được thể hiện đều có giá trị khá cao, đặc biệt là hàm lượng oxy hòa tan (DO) trên tuyến sông Gành Hào, trong đó đoạn ngã ba Hòa Trung đến ngã ba Vàm Mương Điều vào ngày 6/6 rất thấp.
Theo đánh giá của các đơn vị chuyên môn, kết quả thông số phân tích mẫu nước có ảnh hưởng đến nuôi trồng thủy sản cũng như sức khỏe động vật thủy sản và gây độc cho thủy sản, tôm cá. Qua đó, nguyên nhân chất lượng mặt nước ô nhiễm là do nước thải sinh hoạt khu dân cư không được xử lý thải trực tiếp ra môi trường; các cơ sở sản xuất ở Khu công nghiệp Hòa Trung, ấp Hòa Trung, xã Lương Thế Trân và thành phố Cà Mau xả nước thải chưa qua xử lý hoặc xử lý chưa đạt yêu cầu ra môi trường.
Ngoài ra, tổ công tác đã thu thập thông tin từ 5 hộ dân cư ngụ ấp Thành Vọng, ấp Trung Cang, xã Tân Trung. Hầu hết các hộ dân đều có ý kiến giống nhau là vào các thời điểm nước kém, thời gian từ 5-7 giờ các ngày 7-9 và ngày 24-26 âm lịch hằng tháng, nước có màu đen, có mùi hôi thối khó chịu, cá tôm nổi đầu chết; có thời điểm nước sông Gành Hào màu đỏ, có mùi tanh, hôi. Các hộ ông Tăng Văn Xuân, Nguyễn Văn Giám cho biết, vào ngày 21/5 (ngày 26/4 âm lịch), khi lấy nước vào vuông tôm, nước có màu đỏ, mùi tanh; sau khi lấy nước, xảy ra tình trạng cá, tôm nổi lên mặt nước và chết. Người dân cho rằng, nguyên nhân là do các nhà máy chế biến, sản xuất hàng thủy sản ở Khu công nghiệp Hòa Trung xả thải không xử lý ra môi trường, làm nguồn nước sông ô nhiễm, dẫn đến tôm, cá chết.
Cũng theo báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường, do thời điểm khảo sát và lấy mẫu không trùng thời điểm cá chết (sau thời gian cá chết hơn 5 ngày) nên tổ công tác không thể lấy mẫu cá xét nghiệm để có thêm cơ sở xác định nguyên nhân. Do đó, việc nghi ngờ môi trường bị ô nhiễm gây chết cá là chưa đủ cơ sở khẳng định.
TTXVN
Gửi ý kiến bạn đọc về: Kết luận ban đầu về nguyên nhân cá chết hàng loạt tại các sông ở huyện Đầm Dơi, Cà Mau
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành”
- Mời viết bài tham dự Hội thảo quốc tế về Đánh giá tác động môi trường lần thứ 8 tại Hàn Quốc
- Câu lạc bộ Đạp xe Môi trường kết nối Cây Di sản kiện toàn tổ chức, triển khai nhiệm vụ năm 2025
- Thêm 6 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam
- Cây đa hơn 300 tuổi tại thành phố Chí Linh được vinh danh là Cây di sản
- Hội BVTN&MT tỉnh Đồng Nai khắc phục khó khăn, duy trì những hoạt động thiết thực
- Bộ TN-MT yêu cầu Đồng Nai xử lý vi phạm ở các dự án lớn
- Câu lạc bộ Doanh nghiệp Trường Đại học Nguyễn Tất Thành tổng kết hoạt động năm 2023 và đề ra phương hướng cho năm 2024;
- HANE: Tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành lần thứ 2
Bài viết mới:
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
- Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng (26/10/2024)
- Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta (26/10/2024)
- Tổng thư ký VACNE trình bày “Bài học kinh nghiệm thực tiễn về phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường” tại Hội nghị của Liên đoàn các tổ chức kỹ thuật ASEAN (24/10/2024)
- Học sinh thích thú khám phá trang trại, nhà máy "Xanh" sản xuất ra hộp sữa Vinamilk (24/10/2024)
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa (21/10/2024)
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành” (21/10/2024)
- Quảng Ninh: Hai cây đầu tiên của huyện Hải Hà được công nhận Cây Di sản Việt Nam (14/10/2024)
- Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024" (14/10/2024)
Cây Thị tại đền - chùa Thái, thành phố Hải Phòng được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Cây Thị gần 400 năm, chu vi thân 2,9 mét, trong khuôn viên đền – chùa Thái, thôn Trấn Nam, xã Trấn Dương, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng vừa được chính quyền và nhân dân xã Trấn Dương long trọng tổ chức lễ đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam vào ngày 22/9/2024.
Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam trao đổi về quản lý chất thải điện tử trong chương trình “trái đất xanh” của VTV1
(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 01/10/2024, tại Trường quay của Đài Truyền hình Việt Nam, Chương trình “Trái Đất xanh” do VTV1 thực hiện đã có buổi trao đổi của Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam về chủ đề “Quản lý chất thải điện tử”.