»

Chủ nhật, 19/01/2025, 05:09:04 AM (GMT+7)

Học trò lập quỹ xây cầu

(08:45:45 AM 06/01/2014)
(Tin Môi Trường) - Tháng 9-2011, một chiếc cầu được bắc qua sông ở xã Hậu Mỹ Bắc B, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang. Hôm khánh thành, vợ chồng cụ già ngoài 80 tuổi mặc áo dài, khăn đóng bước qua cầu đầu tiên, phía sau là dân làng. Qua đến bên kia bờ, cụ ông bật khóc.

 

Cây cầu đầu tiên do hai chị em Nam Phương - Bá Khang quyên góp xây dựng ở Cái Bè, Tiền Giang Ảnh: P.K.

 

Hai chị em Nam Phương và Bá Khang - Ảnh: Hà Bình

 

“Sống ở đây gần hết đời rồi, hôm nay tui mới được bước trên chiếc cầu để qua sông - cụ ông đưa tay quệt nước mắt - Từ nay sắp nhỏ trong ấp không phải vẫy ghe đi học nữa...”. Trên cây cầu treo mới, “sắp nhỏ” trong làng túm nhau chạy qua bên này cầu rồi trở lại bên kia. Đứng nhìn cụ ông và những đứa trẻ vui đùa, hai chị em Đinh Thị Nam Phương (lúc ấy 19 tuổi) và Đinh Bá Khang (15 tuổi) dâng lên cảm xúc khó tả.


Chiếc cầu được làm từ tiền quyên góp của hai chị em, từng đồng lẻ một.


Từ chuyện học sinh chết đuối...


Đầu năm 2014, Nam Phương bước qua tuổi 21 và đang là sinh viên năm thứ hai Trường ĐH Oxford (Vương quốc Anh). Còn cậu em Bá Khang mới học lớp 11 một trường THPT quốc tế ở TP.HCM. Tranh thủ về thăm nhà, Nam Phương lại cùng em trai tất bật chuẩn bị cho những cây cầu tiếp theo được làm từ tiền hai chị em quyên góp được.


Nhắc lại chuyện chiếc cầu đầu tiên, cô sinh viên ĐH Oxford xinh xắn với nụ cười duyên dáng nhớ lại: “Một lần cả nhà mình cùng coi tivi. Hôm ấy trên màn ảnh chiếu phóng sự về học sinh chết đuối khi qua sông trên những chiếc ghe tròng trành. Mình thương quá và nói ba mẹ góp tiền giúp các em. Nhưng ba bảo giúp phải cho đến nơi đến chốn, chứ giúp tiền chỉ giải quyết được phần ngọn thôi”. Câu nói “giúp đến nơi đến chốn” của ba khiến cô bé học lớp 11 suy nghĩ mãi. “Tôi không dám mơ đến chuyện xây cầu - Nam Phương kể - bởi lúc ấy nghĩ xây cầu phải tiền tỉ, phải Nhà nước làm chứ học sinh như mình làm sao được”.


Và rồi cô học trò tìm hiểu và biết được xây một cây cầu nhỏ cho bà con khoảng 300 triệu đồng. Nhận thấy có thể “biến ước mơ thành hiện thực”, Phương cùng Khang bắt tay thực hiện. “Đầu tiên là vận động sự ủng hộ từ... ba mẹ - Khang cười kể lại - sau đó vận động bạn bè ở trường, bạn bè quen biết. Nói chung bất kể gặp ai cũng nói về ý nghĩa của việc xây một chiếc cầu cho học sinh ở nông thôn để mọi người chung tay”.


Năm đó, Nam Phương sang Anh học THPT và mang theo hình ảnh học sinh quê hương mình qua sông trên những chiếc đò và nguy hiểm có thể ập đến bất cứ lúc nào. “Ở trường, mình tham gia hoạt động tình nguyện nên chia sẻ ý tưởng cùng bạn bè - Phương nhớ lại - Những bạn học từ Ả Rập, Ý, Anh... hào hứng tham gia và quyên góp giúp mình được vài ngàn USD”.


Từ số tiền vận động được ấy, ba tháng sau chiếc cầu đầu tiên được khởi công ở xã Hậu Mỹ Bắc B, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang.


...đến dự án “Xây một cây cầu”


Sau chiếc cầu đầu tiên, điều làm Khang - cậu bé khi ấy mới 15 tuổi - nhớ mãi không phải là những lúc đi vận động bạn bè, người thân ủng hộ tiền cho dự án. Khang xúc động: “Mình ám ảnh bởi giọt nước mắt của vợ chồng cụ già khi bước qua cây cầu mới. Đó là mong mỏi của cả cuộc đời họ”.


Và dự án “Xây một cây cầu” (Buid - a - Bridge) dần được hình thành từ những niềm vui như thế. Ngày ngày sau giờ học, hai chị em Phương - Khang vẫn cần mẫn giới thiệu về ý nghĩa hoạt động của mình để nhiều người biết và ủng hộ. “Mức thấp nhất mọi người có thể ủng hộ là 2 USD. Chỉ 2 USD từ nhiều người đóng góp sẽ cùng nhau xây những cây cầu cho học sinh đến trường” - Khang chia sẻ.


Học ở Anh, Nam Phương cũng tranh thủ giới thiệu với bạn bè tham gia. Đặc biệt, những ngày đạo diễn Hollywood Phillip Noyce đến TP.HCM, trong một buổi nói chuyện, Nam Phương đã gặp và mời vị đạo diễn tài ba làm đại sứ cho chương trình. Đạo diễn Phillip Noyce đã nhận lời.


Không chỉ dừng lại ở những cây cầu ở nông thôn Việt Nam, hai chị em Nam Phương và Bá Khang còn đưa ra kế hoạch táo bạo: trong 5-10 năm tới, không chỉ xây cầu ở Việt Nam mà còn mở rộng ra các vùng khó khăn trên thế giới...

Quỹ thiện nguyện đầu tiên do học sinh sáng lập


Sau thành công của cây cầu đầu tiên, để “chuyên nghiệp” hơn trong việc kêu gọi và quyên góp hỗ trợ xây cầu cho học sinh nông thôn, hai chị em Nam Phương - Bá Khang đã thành lập Quỹ Nam Phương (Nam Phương Foundation) và được Bộ Nội vụ cấp phép tháng 9-2013. Đây là quỹ thiện nguyện đầu tiên ở Việt Nam do học sinh sáng lập.


“Quỹ ra đời với sứ mệnh liên kết, tập hợp học sinh, sinh viên từ nhiều nước trên thế giới tham gia các hoạt động thiện nguyện ở Việt Nam” - Nam Phương nói.

Theo TTO
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Học trò lập quỹ xây cầu

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải

Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải

(Tin Môi Trường) - Tại Lễ Khai mạc Festival Khèn Mông, Lễ hội hoa Đào rừng (Pằng Tớ Dầy) của huyện Mù Cang Chải, ông Nguyễn Tuấn Anh, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái cùng đại diện Hội BVTN&MT Việt Nam đã trực tiếp trao Bằng và Quyết định công nhận 4 Cây di sản Việt Nam cho đại diện địa phương.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI