Tin môi trường và bạn đọc » Cầu nối
Hòa Bình: Nhức nhối nạn khai thác vàng trái phép ở Long Sơn
(09:23:51 AM 16/12/2012)Khai thác vàng trái phép - Ảnh minh họa
Trong cuộc làm việc cách đây chưa lâu với UBND huyện Lương Sơn để tìm hiểu về vấn đề này, ông Nguyễn Quốc Thảo, Chủ tịch UBND huyện cho biết, huyện đã tổ chức ra quân dẹp xong nạn vàng tặc ở khu vực này. Song ngày 13/12, khi chúng tôi đi vào khu vực đào đãi vàng ở Long Sơn thì được chứng kiến điều ngược lại mà ông Chủ tịch huyện này khẳng định.
Tại thôn Yên Lịch, có 3 bãi khai thác vàng hoạt động công khai như một đại công trường, mà không có bóng dáng của cơ quan chức năng nào kiểm tra, ngăn chặn. Hàng chục xe tải lớn, máy ủi, máy xúc nổ máy rầm rầm vang động núi rừng; hàng trăm lao động mải miết đào bới cả ruộng, cả suối để đào đãi vàng. Đặc biệt tại khu vực Đồi Mơ, khu khai thác cũ trước đây, người dân đào hầm sâu vào lòng núi để tìm vàng. Có cả ông chủ bãi từ huỵện Mai Sơn, tỉnh Sơn La cũng về đây mua đồi rừng của dân để khai thác vàng.
Anh Bùi Văn Quyền, ở xóm 3, thôn Yên Nghiệp bức xúc nói: "Người dân chúng tôi đã làm đơn kêu cứu lên tỉnh, lên huyện nhưng đâu lại hoàn đấy. Hệ thống hồ đập, mương tưới tiêu bị bồi lấp ảnh hưởng đến sản xuất, nước ăn thì đục ngầu. Đáng ngại nhất là nước nhiễm độc thủy ngân đãi vàng ảnh hưởng đến sức khỏe của đời con, đời cháu chúng tôi. Mấy năm qua có hàng chục con trâu trong thôn chẳng đau ốm gì, nhưng uống nước độc hại, bụng trương phình lên rồi chết, thiệt hại xót xa lắm.."
Trao đổi với chúng tôi về vấn đề này, ông Nguyễn Duy Thìn, Chủ tịch UBND xã Long Sơn cho biết: Xã đã tổ chức kiểm tra, xử phạt nhiều lần, thu hàng chục triệu đồng tiền phạt của người đào đãi vàng trái phép, nhưng thẩm quyền có hạn không đủ sức răn đe, nên chỉ biết trông chờ vào huyện.
Rõ ràng, việc chính quyền huyện Lương Sơn còn buông lỏng quản lý tài nguyên, đất đai; chưa quyết liệt ra quân dẹp bỏ nạn vàng tặc ở Long Sơn, thì người dân địa phương còn tiếp tục gánh chịu hậu quả của nạn đào đãi vàng trái phép. Đó là chưa kể tình hình an ninh trật tự ở vùng quê nghèo này đang ngày càng phức tạp.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành”
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành”
- Mời viết bài tham dự Hội thảo quốc tế về Đánh giá tác động môi trường lần thứ 8 tại Hàn Quốc
- Câu lạc bộ Đạp xe Môi trường kết nối Cây Di sản kiện toàn tổ chức, triển khai nhiệm vụ năm 2025
- Thêm 6 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam
- Cây đa hơn 300 tuổi tại thành phố Chí Linh được vinh danh là Cây di sản
- Hội BVTN&MT tỉnh Đồng Nai khắc phục khó khăn, duy trì những hoạt động thiết thực
- Bộ TN-MT yêu cầu Đồng Nai xử lý vi phạm ở các dự án lớn
- Câu lạc bộ Doanh nghiệp Trường Đại học Nguyễn Tất Thành tổng kết hoạt động năm 2023 và đề ra phương hướng cho năm 2024;
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải
(Tin Môi Trường) - Tại Lễ Khai mạc Festival Khèn Mông, Lễ hội hoa Đào rừng (Pằng Tớ Dầy) của huyện Mù Cang Chải, ông Nguyễn Tuấn Anh, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái cùng đại diện Hội BVTN&MT Việt Nam đã trực tiếp trao Bằng và Quyết định công nhận 4 Cây di sản Việt Nam cho đại diện địa phương.
Hội nghị Ban Chấp hành VACNE 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội
(Tin Môi Trường) - Sáng 26/11 tại Hà Nội, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam (VACNE) đã tổ chức Hội nghị Ban chấp hành năm 2024.
- Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam trao đổi về quản lý chất thải điện tử trong chương trình “trái đất xanh” của VTV1
- Cuốn sách “Tài nguyên thiên nhiên và chuyển đổi xanh” sẽ được hoàn thiện vào cuối năm
- Các cấp chính quyền và đoàn thể, cộng đồng nhân dân chung tay trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh