Tin môi trường và bạn đọc » Cầu nối
Đơn khiếu nại về việc giải thể Tạp chí Thế Giới Mới
(12:10:25 PM 07/11/2013)Công văn số 1722/ NXBGDVN ký ngày 29.10.2013 gửi Bộ Thông tin Truyền thông về việc giải thể Tạp chí Thế Giới Mới
Kính thưa các đồng chí,
Chúng tôi, Ban Biên tập, Ban chấp hành Công đoàn cơ sở, Ban thư ký chi hội nhà báo, đại diện các đảng viên cùng tập thể phóng viên, biên tập viên và cán bộ công nhân viên Tạp chí Thế Giới Mới kính gửi đơn khiếu nại này lên các đồng chí lãnh đạo cao nhất của Đảng, Nhà nước, Chính phủ và Quốc hội về việc đơn vị chúng tôi - Tạp chí Thế Giới Mới bị cơ quan chủ quản là Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam đứng đầu là Ông Ngô Trần Ái-Tổng giám đốc, phát hành công văn số 1722/ NXBGDVN ký ngày 29.10.2013 gửi Bộ Thông tin Truyền thông về việc giải thể Tạp chí Thế Giới Mới , việc này cực kỳ hệ trọng nhưng không được sự bàn bạc thống nhất giữa lãnh đạo Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam với Ban biên tập và tập thể CB CNV Tạp chí, đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của tạp chí, gây bức xúc trong toàn thể cán bộ-công nhân viên và phóng viên, biên tập viên. Dù cho trước đó, Tập thể liên tịch Thế Giới Mới đã có Tờ trình số 53 (ngày 22.10.2013,) đề nghị Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam phê duyệt phương án khả thi khắc phục khó khăn về sản xuất kinh doanh báo và thu nhập của báo
Kính thưa các đồng chí lãnh đạo,
Tạp chí Thế Giới Mới có tiền thân là Bán nguyệt san Thế Giới Mới ra đời từ năm 1990; đến năm 1994, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có Quyết định số 918/ GD&ĐT, ký ngày 18/4/1994 về việc thành lập Tạp chí Thế Giới Mới trực thuộc Bộ GD&ĐT. Tạp chí Thế Giới Mới được Bộ Văn hóa Thông tin cấp giấy phép hoạt động báo chí số 243/ GP-BVHTT, ký ngày 8/5/2001, xác định cơ quan chủ quản là Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tên gọi là: Tạp chí Thế Giới Mới, tôn chỉ, mục đích là phổ biến kiến thức tổng hợp phục vụ cho công tác giáo dục và đảo tạo; hoạt động theo Luật Báo chí. Đến năm 2008, Bộ GD&ĐT lại chuyển Tạp chí Thế Giới Mới về Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam theo Quyết định số 1528/QĐ-BGDĐT, ký ngày 3/4/2008, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam là một doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp biến Tạp chí Thế Giới Mới trở thành đơn vị hạch toán phụ thuộc Công ty mẹ Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. Tạp chí Thế Giới Mới bản thân nólà đơn vị hành chánh sự nghiệp có thu, hoạt động theo Luật Báo chí trở thành 1 doanh nghiệp, là công ty con của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, hoạt động cùng 1 lúc “1 cổ 2 tròng” là Luật Báo chí và Luật Doanh nghiệp nhưng Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam từ năm 2008 đến nay (10.2013) không chỉ đạo, lãnh đạo và đầu tư 1 đồng vốn nào cho Tạp chí Thế Giới Mới, đặc biệt là khó khăn tài chính những năm về sau này.
Tuy vậy, từ ngày thành lập đến nay, tạp chí Thế Giới Mới luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị, tôn chỉ, mục đích của tạp chí. Lực lượng phóng viên, biên tập viên của Tạp chí và lực lượng cộng tác viên gồm các nhà nghiên cứu, nhà khoa học, học giả… đã góp phần rất lớn nhằm nâng cao chất lượng nội dung, tạo uy tín của Tạp chí trong lòng bạn đọc.
Mặt khác từ ngày thành lập, tạp chí Thế Giới Mới trực thuộc Bộ GD&ĐT, một đơn vị hành chánh sự nghiệp lấy thu bù chi, tự trang trải không nhận một đồng từ ngân sách nhà nước… Cho đến năm 2008, chấp hành quyết định 1528/QĐ-BGDĐT, Tạp chí Thế Giới Mới trở thành đơn vị trực thuộc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, là một thành viên trực thuộc công ty mẹ (là doanh nghiệp nhà nước) hạch toán phụ thuộc Cty mẹ (điều này không đúng theo Luật Báo chí). Lẽ ra nếu Tạp chí Thế Giới Mới phải là 1 đơn vị kinh doanh thì phải được hỗ trợ vốn, trả lương cho nhân viên nhưng trong thực tế, Tạp chí Thế Giới Mới vẫn phải tự bươn chải để tự nuôi bộ máy của mình ; Tạp chí Thế Giới Mới không được phép kêu gọi đầu tư như một đơn vị doanh nghiệp con được phép.
Từ đầu năm 2012, Ban biên tập Tạp chí Thế Giới Mới đã có văn bản đề nghị lãnh đạo Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam cho phép Tạp chí Thế Giới Mới được hợp tác đầu tư với một số đối tác nhưng vẫn không được chấp thuận. Ông Ngô Trần Ái- Tổng giám đốc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam có hẹn nhiều lần sẽ đến làm việc với lãnh đạo Tạp chí Thế Giới Mới, nhưng chưa bao giờ đến để lãnh đạo, chỉ đạo tạp chí giải quyết những vấn đề khó khăn cấp bách của tạp chí. Gần đây nhất, từ đầu năm 2013 đến nay, tạp chí rất khó khăn nhất là về tài chính, rất nhiều lần kêu cứu nhưng vẫn không được tiếp Ông Tổng giám đốc và các lãnh đạo Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam để trình bày nguyện vọng.
Đầu tháng 10/ 2013, đoàn kiểm soát tài chính của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam lại đến kiểm tra toàn diện Tạp chí Thế Giới Mới đến nay vẫn chưa có biên bản kết luận đợt kiểm tra. Ban biên tập và tập thể đã có Tờ trình số: 53/ TGM gửi lãnh đạo Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam xin duyệt phương án hợp tác đầu tư để hoạt động của Tạp chí có cơ hội phát triển bền vững hơn.
Tạp chí Thế Giới Mới đã nhận được công văn số 1715/CV-NXBGDVN, ra ngày 29/10/2013 của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam đề nghị Tạp chí “duy trì các hoạt động theo đúng chức năng, nhiệm vụ, ổn định bộ máy tổ chức, quản lý và giữ nguyên hiện trạng cơ sở vật chất, trụ sở của Tạp chí, trong lúc chờ chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo”.
Thế nhưng ngay cùng ngày đó, Tạp chí Thế Giới Mới lại nhận được công văn 1722/ NXBGDVN ký ngày 29/10/2013, trong đó Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam gửi Bộ TT-TT “giải thể tạp chí TGM”.
Toàn thể phóng viên, biên tập viên, CB CNV tạp chí quá đột ngột trước một quyết định như thế. Ông Ngô Trần Ái – Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm Tổng giám đốc và các lãnh đạo Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam trước sau không hề tiếp xúc với CB CNV đơn vị thành viên của mình nắm thực trang tình hình, tìm giải pháp khả thi và lắng nghe tâm tư nguyện vọng của CB CNV tạp chí, để có hướng giải quyết mà bỏ mặc, xâm phạm quyền tự chủ của cơ sở, rũ bỏ trách nhiệm, đối xử một cách vô cảm, lạnh lùng! Không nghĩ đến tình cảnh lực lượng lao động của tạp chí sống chết ra sao, gia đình họ thế nào!
Kính thưa các đồng chí lãnh đạo,
Toàn thể phóng viên, biên tập viên, CBCNV tạp chí Thế Giới Mới thiết tha đề nghị các vị lãnh đạo cao nhất của Đảng, Nhà nước và Chính phủ, Quốc hội…cho thanh tra tình hình, trách nhiệm quản lý lãnh đạo của Bộ Giáo dục-Đào tạo, của Ông Ngô Trần Ái-Tổng giám đốc và các thành viên lãnh đạo của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. Chúng tôi mong muốn mọi việc phải được bàn bạc kỹ lưỡng, thống nhất trước khi có bất cứ quyết định nào để tránh ảnh hưởng đến quyền lợi chính trị và đời sống của người lao động.
Ý kiến bạn đọc về: Đơn khiếu nại về việc giải thể Tạp chí Thế Giới Mới
-
Trần Thanh Bình (16:01:32 PM 11/11/2013)Nhà xuất bản Giáo dục quá nôn nóng
Tạp chí làm ăn thua lỗ bị giải thể theo tôi là chuyện cũng bình thường. Tuy nhiên, việc nợ nần của TCTGM đã diễn ra từ nhiều năm nay nhưng lãnh đạo NXBGD đã không đưa ra được định hướng giải pháp sau hằng năm tổng kết cho TC. Vậy trách nhiệm quản lý của NXB ở đâu ? Khi giải thể NXB lại không có bàn bạc và đưa ra được lộ trình và kế hoạch cụ thể với Lãnh đạo TCTGM, Vậy, vấn đề nhân sự, tài chính, nhà xưởng...sẽ thống nhất giải quyết như thế nào ? NXB quá vội vàng. Tuy nhiên giải thể cũng là tất yếu thôi.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành”
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành”
- Mời viết bài tham dự Hội thảo quốc tế về Đánh giá tác động môi trường lần thứ 8 tại Hàn Quốc
- Câu lạc bộ Đạp xe Môi trường kết nối Cây Di sản kiện toàn tổ chức, triển khai nhiệm vụ năm 2025
- Thêm 6 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam
- Cây đa hơn 300 tuổi tại thành phố Chí Linh được vinh danh là Cây di sản
- Hội BVTN&MT tỉnh Đồng Nai khắc phục khó khăn, duy trì những hoạt động thiết thực
- Bộ TN-MT yêu cầu Đồng Nai xử lý vi phạm ở các dự án lớn
- Câu lạc bộ Doanh nghiệp Trường Đại học Nguyễn Tất Thành tổng kết hoạt động năm 2023 và đề ra phương hướng cho năm 2024;
Bài viết mới:
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
Cây Thị tại đền - chùa Thái, thành phố Hải Phòng được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Cây Thị gần 400 năm, chu vi thân 2,9 mét, trong khuôn viên đền – chùa Thái, thôn Trấn Nam, xã Trấn Dương, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng vừa được chính quyền và nhân dân xã Trấn Dương long trọng tổ chức lễ đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam vào ngày 22/9/2024.
Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam trao đổi về quản lý chất thải điện tử trong chương trình “trái đất xanh” của VTV1
(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 01/10/2024, tại Trường quay của Đài Truyền hình Việt Nam, Chương trình “Trái Đất xanh” do VTV1 thực hiện đã có buổi trao đổi của Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam về chủ đề “Quản lý chất thải điện tử”.