Tin môi trường và bạn đọc » Cầu nối
Doanh nghiệp gây ô nhiễm nộp thuế chênh lệch 23 triệu đồng, có hợp lý?
(16:25:52 PM 19/06/2013)
Cơ sở bánh mì Tiến Phát (bên phải)
Lâu nay, Hộ kinh doanh Tiến Phát tại số 26 Phong Phú, phường 12, quận 8, TP. Hồ Chí Minh (cơ sở đã bị người dân khiếu nại sản xuất gây ô nhiễm hơn 3 năm qua) hoạt động với vốn đăng ký kinh doanh là 10 triệu đồng và 5 lao động. Hộ kinh doanh Tiến Phát chỉ phải đóng mức thuế khoán rất thấp. Nhưng trên thực tế thì hộ kinh doanh này kinh doanh với quy mô lớn hơn nhiều.
Hiện tại, cơ sở Tiến Phát đang hoạt động với máy móc thiết bị như sau: 2 lò nướng bánh mì loại lớn; 2 máy trộn bột; khoảng 10 tủ ủ bánh; 1 máy phát điện công nghiệp; tủ bán bánh, đựng bánh… Cứ khoảng 2 – 3 ngày có 1 xe tải giao bột mì (vốn lưu động). Theo giá thị trường để bỏ ra chi phí mua sắm những máy móc, trang thiết bị như trên ít nhất phải 200 triệu đồng. Thế nhưng, hộ bà Tâm đăng ký vốn kinh doanh chỉ 10 triệu đồng là hoàn toàn không đúng với qui mô sản xuất thực tế, và điều này là vi phạm qui định của pháp luật.
Tháng 5/2013, Chi cục Thuế quận 8 đã tiến hành kiểm tra và sau đó, ngày 9 tháng 5 năm 2013, Chi cục trưởng Chi cục thuế quận 8 đã có văn bản số 770/QĐ-CCT-Ktr 1, quyết định ấn định về số thuế mà hộ kinh doanh bà Tâm phải đóng (từ tháng 4/2009 đến tháng 3/2013) là 184.790.207 đồng nhưng lâu nay người nộp tự khai chỉ có 161.486.707 đồng. Vì vậy, hộ kinh doanh bà Tâm phải đóng thêm chênh lệch là 23.303.500 đồng.
Quyết định của Chi cục trưởng Chi cục thuế quận 8 khiến nhiều người bất ngờ. Bởi hiện tại cơ sở Tiến Phát có 2 lò bánh mì loại lớn, hoạt động 18h mỗi ngày, mỗi lò có 16 khay để bánh, mỗi khay chứa khoảng 15 ổ bánh mì loại nhỏ, sau 15 -17 phút ra một mẻ khoảng 240 ổ bánh loại nhỏ. Mỗi lò sản xuất ra khoảng 70 mẻ, tương đương khoảng 15.000 ổ loại nhỏ, như vậy mỗi ngày 2 lò sẽ cho ra khoảng 30.000 ổ bánh loại nhỏ.
Nhưng hiện nay (ngày 25/2/ 2013) thì Tiến Phát không còn sản xuất bánh mì loại nhỏ mà làm loại lớn hơn có giá 2.500 đồng/ổ và 5000 đồng /ổ theo giá thị trường. Nếu tính giá bán lẻ thì ít nhất cở sở này thu vào khoảng 40.000.000 đồng/ ngày.
Vì vậy, doanh thu mỗi tháng của cơ sở Tiến Phát ít nhất cũng khoảng 1 tỷ đồng. Theo đó chỉ riêng thuế giá trị gia tăng 10% cũng khoảng 100.000.000 đồng/ tháng, mỗi năm cũng lên hàng tỷ đồng.
Ngoài ra, Thanh tra Sở Lao động-Thương binh và Xã hộiTPHCM có kết luận về việc thanh tra lao động của cơ sở Tiến Phát trong năm 2011 lại có thực hiện khám sức khỏe định kỳ cho 47 người lao động, và có thực hiện huấn luyện sơ cấp cứu cho 21 lao động.
Như vậy, hộ kinh doanh Tiến Phát là cơ sở sản xuất bánh mì với hàng chục lao động, kinh doanh với quy mô lớn, theo quy định bắt buộc phải đăng ký kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp. Nhưng bà Tâm lại đăng ký dưới hình thức hộ kinh doanh cá thể, đóng thuế thấp là hoàn toàn trái pháp luật và gây thất thoát tiền thuế của nhà nước rất nhiều.
Tại điều 161 bộ luật hình sự quy định: “Người nào trốn thuế với số tiền từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 triệu đồng nhưng đã bị xử phạt hành chính về hành vi trốn thuế…” là có dấu hiệu phạm tội trốn thuế.
Quyết định về số thuế ấn định phải nộp của hộ kinh doanh cá thể Tiến Phát do Chi cục trưởng Chi cục thuế quận 8 ký
Cơ quan chức năng phải ra quyết định thu hồi giấy ĐKKD Hộ kinh doanh cá thể đối vối hộ kinh doanh Tiến Phát và yêu cầu hộ kinh doanh của bà Khưu Thị Minh Tâm phải chuyển đổi sang hình thức doanh nghiệp- theo qui định tại Luật doanh nghiệp.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành”
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành”
- Mời viết bài tham dự Hội thảo quốc tế về Đánh giá tác động môi trường lần thứ 8 tại Hàn Quốc
- Câu lạc bộ Đạp xe Môi trường kết nối Cây Di sản kiện toàn tổ chức, triển khai nhiệm vụ năm 2025
- Thêm 6 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam
- Cây đa hơn 300 tuổi tại thành phố Chí Linh được vinh danh là Cây di sản
- Hội BVTN&MT tỉnh Đồng Nai khắc phục khó khăn, duy trì những hoạt động thiết thực
- Bộ TN-MT yêu cầu Đồng Nai xử lý vi phạm ở các dự án lớn
- Câu lạc bộ Doanh nghiệp Trường Đại học Nguyễn Tất Thành tổng kết hoạt động năm 2023 và đề ra phương hướng cho năm 2024;
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải
(Tin Môi Trường) - Tại Lễ Khai mạc Festival Khèn Mông, Lễ hội hoa Đào rừng (Pằng Tớ Dầy) của huyện Mù Cang Chải, ông Nguyễn Tuấn Anh, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái cùng đại diện Hội BVTN&MT Việt Nam đã trực tiếp trao Bằng và Quyết định công nhận 4 Cây di sản Việt Nam cho đại diện địa phương.
Hội nghị Ban Chấp hành VACNE 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội
(Tin Môi Trường) - Sáng 26/11 tại Hà Nội, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam (VACNE) đã tổ chức Hội nghị Ban chấp hành năm 2024.
- Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam trao đổi về quản lý chất thải điện tử trong chương trình “trái đất xanh” của VTV1
- Cuốn sách “Tài nguyên thiên nhiên và chuyển đổi xanh” sẽ được hoàn thiện vào cuối năm
- Các cấp chính quyền và đoàn thể, cộng đồng nhân dân chung tay trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh