Tin môi trường và bạn đọc » Cầu nối
Đề nghị tòa án Thái Lan ra phán quyết đình chỉ hợp đồng mua bán điện đập Xayaburi
(18:26:07 PM 16/10/2014)Mạng Lưới Người Thái thuộc tám tỉnh trên lưu vực sông Mê Kông ngày hôm nay đã gửi tới Tòa án Hành chính Thái Lan lời kêu gọi ra phán quyết đình chỉ Hợp đồng mua bán điện (PPA) từ con đập Xayaburi
“Phán quyết này sẽ là động thái tiếp nối quyết định của Tòa án Hành chính Tối cao của Thái lan ngày 24 tháng 6 năm 2014 chấp nhận đơn kiện của Mạng lưới về tính pháp lý của PPA tại Thái Lan, mặc dù dự án được triển khai tại Lào – Luật sư Sor. Rattanamanee Polkla, điều phối viên của Trung tâm Community Resource cho biết. "Với những rủi ro môi trường và xã hội xuyên biên giới liên quan đến dự án, toàn bộ việc xây dựng con đập và các khâu đầu tư tiếp theo phải dừng lại đến khi tòa án đưa ra phán quyết cuối cùng."
Cơ quan điện lực Thái Lan (EGAT) đã ký kết PPA năm 2011 mua 95% lượng điện do dự án thủy điện Xayaburi tạo ra và hợp đồng này đã được các cơ quan chức năng của chính phủ Thái Lan phê chuẩn. Nếu không có PPA này, dự án Xayaburi sẽ không khả thi về mặt kinh tế. Tuy nhiên EGAT gần đây đã công khai thừa nhận rằng họ không cần đến lượng điện được tạo ra bởi dự án. Các nghiên cứu độc lập kết luận EGAT đã dự tính quá mức nhu cầu điện năng của Thái Lan và cơ quan này cũng không nghiên cứu các phương án phát điện có tiềm năng rẻ hơn hoặc xanh hơn.
Thừa nhận các tác động xuyên biên giới tiềm ẩn của đập Xayaburi, Tòa án hành chính tối cao Thái Lan đã đưa ra phán quyết rằng: "Dự án Xayaburi có thể gây ảnh hưởng đến môi trường, chất lượng nước, lưu lượng dòng chảy và sự cân bằng sinh thái của lưu vực sông Mê Kông cũng như các tác động xuyên biên giới khác đối với các nước ven sông, đặc biệt là với các cộng đồng địa phương tại các tỉnh ven sông của Thái Lan, những cộng đồng có thể sẽ phải chịu những tác động sâu rộng về chất lượng môi trường, sức khỏe cộng đồng, vệ sinh, sinh kế, và các lợi ích cộng đồng khác". EGAT đã không thực hiện đánh giá tác động môi trường (EIA) tại Thái Lan cho đập Xayaburi, cũng như chưa tiến hành tham vấn công khai một cách đầy đủ.
Hơn nữa, Tòa án cũng phán quyết rằng các cộng đồng thuộc Mạng lưới của Thái Lan "có quyền tham gia quản lý, bảo tồn và khai thác các tài nguyên thiên nhiên và môi trường (bao gồm cả đa dạng sinh học của dòng sông) một cách cân bằng và bền vững, để họ có thể sống một cuộc sống bình yên trong một môi trường không ảnh hưởng tới sức khỏe, phúc lợi và chất lượng cuộc sống của họ."
Dự án này cũng đang gây ra sự bất đồng quan điểm giữa các nước láng giềng lưu vực sông Mê Kông. Các khuyến nghị của chính phủ hai nước Campuchia và Việt Nam đã kêu gọi hoãn các quyết định tiếp theo liên quan đến đập dòng chính Mê Kông, bao gồm cả đập Xayaburi, cho đến khi các nghiên cứu của Ủy hội sông Mê Kông và của Việt Nam được hoàn thành. Tại Hội nghị Cấp cao Mê Kông lần thứ hai vào tháng Tư năm nay, Campuchia và Việt Nam cũng lặp lại những khuyến nghị trong Đánh giá môi trường chiến lược của MRC năm 2010, kêu gọi đình chỉ 10 năm việc xây dựng tất cả các con đập trên dòng chính sông Mê Kông. Kiến nghị đó cho thấy rằng quyết định về tương lai của các con đập trên dòng chính sông Mê Kông phải được dựa trên nghiên cứu và những hiểu biết toàn diện về tác động đối với tất cả các quốc gia Mê Kông.
"Chúng tôi khẳng định quyền của các cộng đồng trên sông Mê Kông trong việc nghiên cứu sâu hơn các tác động, tiếp cận với các thông tin và các tham vấn công khai. Chúng tôi lên án hành vi vi phạm các quyền này của chính phủ Thái Lan trong việc ký kết PPA - Luật sư Đặng Đình Bách, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Phát Luật và Chính sách Phát triển Bền Vững nói. "Vụ kiện này đặt ra một tiền lệ cho các quyết định trong các hợp đồng năng lượng với những tác động xuyên biên giới, với trách nhiệm tiến hành tham vấn một cách có ý nghĩa và đánh giá tác động xuyên biên giới. Chúng tôi kỳ vọng rằng vụ kiện này sẽ là vụ kiện đầu tiên trong số những vụ kiện tiếp theo và chúng tôi kêu gọi Tòa án hành chính Thái Lan nhanh chóng đưa ra quyết định rằng PPA của dự án Xayaburi là bất hợp pháp."
Gửi ý kiến bạn đọc về: Đề nghị tòa án Thái Lan ra phán quyết đình chỉ hợp đồng mua bán điện đập Xayaburi
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành”
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành”
- Mời viết bài tham dự Hội thảo quốc tế về Đánh giá tác động môi trường lần thứ 8 tại Hàn Quốc
- Câu lạc bộ Đạp xe Môi trường kết nối Cây Di sản kiện toàn tổ chức, triển khai nhiệm vụ năm 2025
- Thêm 6 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam
- Cây đa hơn 300 tuổi tại thành phố Chí Linh được vinh danh là Cây di sản
- Hội BVTN&MT tỉnh Đồng Nai khắc phục khó khăn, duy trì những hoạt động thiết thực
- Bộ TN-MT yêu cầu Đồng Nai xử lý vi phạm ở các dự án lớn
- Câu lạc bộ Doanh nghiệp Trường Đại học Nguyễn Tất Thành tổng kết hoạt động năm 2023 và đề ra phương hướng cho năm 2024;
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải
(Tin Môi Trường) - Tại Lễ Khai mạc Festival Khèn Mông, Lễ hội hoa Đào rừng (Pằng Tớ Dầy) của huyện Mù Cang Chải, ông Nguyễn Tuấn Anh, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái cùng đại diện Hội BVTN&MT Việt Nam đã trực tiếp trao Bằng và Quyết định công nhận 4 Cây di sản Việt Nam cho đại diện địa phương.
Hội nghị Ban Chấp hành VACNE 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội
(Tin Môi Trường) - Sáng 26/11 tại Hà Nội, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam (VACNE) đã tổ chức Hội nghị Ban chấp hành năm 2024.
- Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam trao đổi về quản lý chất thải điện tử trong chương trình “trái đất xanh” của VTV1
- Cuốn sách “Tài nguyên thiên nhiên và chuyển đổi xanh” sẽ được hoàn thiện vào cuối năm
- Các cấp chính quyền và đoàn thể, cộng đồng nhân dân chung tay trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh