»

Chủ nhật, 19/01/2025, 04:58:17 AM (GMT+7)

Cứu hộ thành công cá thể gấu nuôi nhốt cuối cùng của tỉnh Bình Thuận Tin ảnh

(11:38:49 AM 25/03/2014)
(Tin Môi Trường) - Ngày hôm nay, 25/3/2014, Thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận là địa phương thứ hai trên cả nước (sau Huế) đã chính thức xóa bỏ hoàn toàn nạn nuôi gấu trang trại, khi cá thể gấu nuôi nhốt cuối cùng của tỉnh này đã được chủ nuôi tự nguyện giao nộp lại cho Chi cục Kiểm lâm tỉnh Bình Thuận, Tổ chức Động vật Châu Á cứu hộ đưa về Trung tâm Cứu hộ Gấu Việt Nam tại Vườn quốc gia Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc.

 

 Tí Mập là tên gọi được ông Việt đặt cho cá thể gấu mà ông đã nuôi nhốt trong suốt 14 năm.

 

Cá thể gấu cứu hộ được ông Nguyễn Hồng Việt-chủ nuôi gấu gọi tên là Tí Mập, mua về từ năm 2000 khi còn là gấu con, và nuôi nhốt trong 14 năm với mục đích thương mại khai thác mật.

 

Khi biết nhà nước có chủ trương khuyến khích các cá nhân giao nộp gấu, ông Việt đã làm đơn gửi tới cơ quan Kiểm lâm để tìm một trung tâm cứu hộ có điều kiện tiếp nhận tốt nhất. Được biết lực lượng Kiểm Lâm Bình Thuận đã cố gắng liên hệ với nhiều Trung tâm Cứu hộ, vườn thú trong khu vực phía Nam; tuy nhiên không đơn vị nào đồng ý tiếp nhận.

 

Trong tình huống trên, Tổ chức Động vật Châu Á đã tình nguyện hỗ trợ các cơ quan chức năng tiếp nhận cá thể gấu này. Với việc nuôi nhốt trên tầng 4, đồng thời gấu là động vật to lớn và có bản tính hoang dã, (chú gấu này nặng khoảng 150 kg) nên quá trình cứu hộ gặp khá nhiều khó khăn. Để đảm bảo quá trình bàn giao và vận chuyển gấu an toàn, các bác sỹ và chuyên gia thú y của Tổ chức Động vật Châu Á đã trực tiếp vào Bình Thuận để tiến hành việc gây mê, thực hiện kiểm tra sức khỏe, và chăm sóc gấu trên suốt hành trình cứu hộ.
 
TS. Tuấn Bendixsen, Trưởng đại diện Tổ chức Động vật Châu Á tại Việt Nam bày tỏ: "Đối với chúng tôi, chuyến cứu hộ này có nhiều ý nghĩa đặc biệt. Không chỉ đơn thuần là thêm một tỉnh không còn nạn nuôi nhốt gấu tại Việt Nam, mà còn vì gia đình ông chủ nuôi gấu đã tự nguyện muốn cho gấu một cuộc sống mới tự do, và nhìn nhận thực tế thị trường mật gấu đã thoái trào. Đây là một tín hiệu đáng mừng để chấm dứt nạn nuôi gấu lấy mật. Chúng tôi cũng chân thành cảm ơn Chi cục Kiểm lâm Bình Thuận đã tạo điều kiện tốt nhất cho công tác cứu hộ cá thể gấu này. Chúng ta đều mong muốn sớm được nhìn thấy chú gấu Tí Mập hòa nhập trong khu bán hoang dã xanh mướt tại Trung tâm Cứu hộ Gấu Việt Nam."
 
Theo dự tính, cá thể gấu sẽ về đến vườn Quốc gia Tam Đảo vào chiều ngày thứ Sáu, 28/3/2014 sau một hành trình dài khoảng 1700km. Hiện nay, tính trên phạm vi cả nước, Trung tâm Cứu hộ Gấu Việt Nam là đơn vị cứu hộ có năng lực và chuyên môn nhất hoạt động trong lĩnh vực này. Trung tâm cứu hộ gấu Việt Nam cho biết hiện có 110 cá thể gấu đang được nuôi dưỡng và chăm sóc trong các khu bán hoang dã, để dần phục hồi sức khỏe và bản năng tự nhiên.
 

Nhật kí cứu hộ chú gấu Tí Mập tại Phan Thiết, Bình Thuận

 

Thời gian: từ 8:00 sáng, ngày thứ Ba, 25/3/2014

 

 

  Việc cứu hộ chú gấu này tương đối khó khăn do chú gấu nặng 150 kg này sẽ phải được khiêng xuống từ tầng 4 của căn nhà

 

 Nhóm chuyên gia và bác sỹ thú y của Tổ chức Động vật Châu Á tiến hành gây mê và kiểm tra sức khỏe cho gấu ngay tại nơi cứu hộ. Ảnh là bác sỹ thú y Joost Phillipa (người Hà Lan) và y tá thú y Brittany Semeniuk (người Canada) kiểm tra sơ bộ sức khỏe cho gấu.

 

 Kiểm tra nhịp tim của gấu khi đưa từ tầng trên cùng xuống 

 Kiểm tra sức khỏe sơ bộ cho gấu 


   Vận chuyển cá thể gấu 150 kg xuống tầng 1 của căn nhà

Đưa gấu vào lồng vận chuyển an toàn và chờ gấu tỉnh lại hẳn để đảm bảo an toàn trước khi bắt đầu hành trình hơn nửa chiều dài đất nước về Tam Đảo.

 

Vì gấu đã bị nuôi nhốt lâu năm sẽ khó thích nghi với việc vận chuyển trong một một hành trình dài, cộng thêm việc nhiều đoạn đường từ Phan Thiết đến Tam Đảo đang được nâng cấp sửa chữa nên đoàn cứu hộ sẽ phải nghỉ sau mỗi hai tiếng vận chuyển để chú gấu Tí Mập có cơ hội phục hồi nghỉ ngơi và giảm tối đa ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của gấu.'

Ông Nguyễn Hồng Việt bên chú gấu Tí Mập

Dự kiến gấu sẽ về Trung tâm Cứu hộ Gấu Việt Nam tại Vườn quốc gia Tam Đảo vào ngày 28/3/2014, trải qua hành trình 3 ngày, và vượt qua 1700 km.


Ngoài tự nhiên, loài gấu có thể sống được 30-35 năm, chú gấu may mắn này có thể được sống phần đời còn lại trong an toàn và tự do. Tổ chức Động vật Châu Á cam kết chăm sóc trọn đời cho gấu.

PHƯƠNG KHANH - Ảnh: Animals Asia
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Cứu hộ thành công cá thể gấu nuôi nhốt cuối cùng của tỉnh Bình Thuận

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải

Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải

(Tin Môi Trường) - Tại Lễ Khai mạc Festival Khèn Mông, Lễ hội hoa Đào rừng (Pằng Tớ Dầy) của huyện Mù Cang Chải, ông Nguyễn Tuấn Anh, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái cùng đại diện Hội BVTN&MT Việt Nam đã trực tiếp trao Bằng và Quyết định công nhận 4 Cây di sản Việt Nam cho đại diện địa phương.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI