Tin môi trường và bạn đọc » Cầu nối
Công bố Top 100 công trình 100 tuổi nổi tiếng ở Việt Nam lần 1/2014
(21:48:08 PM 27/12/2014)Từ bao đời nay, người ta vẫn lấy con số 100 làm thước đo cho mọi giá trị mang ý nghĩa vững bền gần như tuyệt đối, kể cả giá trị tinh thần lẫn vật chất. Đây là con số mang ý nghĩa đủ bền vững, đủ chắc chắn để có thể hiểu tường tận, sâu sắc về một vấn đề nào đó. Con số 100 năm được xem như một con số vừa vặn để tạo nên sự khác biệt, đủ uy tín để làm chuẩn mực tôn vinh những giá trị hàng đầu. 100 không chỉ đơn giản thì là một con số mà nó chứa đựng cả một chân trời giá trị mà ở đó sức mạnh tạo dựng và gìn giữ từ bàn tay và khối óc con người thật đáng khâm phục, tôn vinh.
Ngọ môn Huế
Những công trình vững bền thực sự trở thành một tài sản vô giá, là sự tổng hợp của nhiều yếu tố để trở thành tài sản chung của của cộng đồng xã hội, của quốc gia, khu vực và cả thế giới. Bởi đó là hiện thân tài hoa dựng xây của bao lớp người, là công sức giữ gìn, bảo tồn liên tục của rất nhiều thế hệ để tạo nên những giá trị to lớn góp phần khẳng định bản sắc văn hóa địa phương, quốc gia, dân tộc xứng đáng được lịch sử vinh danh, ngợi ca. Nhất là đối với Việt Nam, một đất nước phải trải qua nhiều cuộc chiến tranh chống xâm lược đồng thời chịu sự khắc nghiệt của khí hậu nhiệt đới nóng ẩm gió mùa, không ít công trình đặc sắc đã bị tàn phá, hư hại. Vì thế, những công trình "đi cùng năm tháng” trường tồn đến ngày nay là kết tinh của những giá trị vĩnh cửu và sự cố gắng nỗ lực của những con người khát khao lưu giữ những giá trị lịch sử cho hậu thế.
Những công trình trăm tuổi tiêu biểu ở Việt Nam phải kể đến là các công trình về Đền, Chùa,v.v.. như: Chùa Một Cột ở Hà Nội, Chùa Thiên Mụ ở Huế, Chùa Giác Lâm ở Thành phố Hồ Chí Minh... Đây là những công trình có ý nghĩa về tín ngưỡng, tôn giáo của dân gian và gắn liền với những truyền thuyết nổi tiếng trong lịch sử của Việt Nam xưa. Ngoài ra, những công trình gắn với đời sống văn hóa, tinh thần của người dân bao đời đã tồn tại và phát triển bền vững trên 100 năm nay như: Nhà hát Lớn Hà Nội, Nhà hát Lớn Thành phố Hồ Chí Minh, Chợ Bến Thành... và rất nhiều công trình trăm tuổi khác nữa trên đất nước Việt Nam như những ngôi tháp cổ, những ngọn hải đăng hay những ngôi nhà cổ... đã chứng minh sức sống mãnh liệt, trở thành những biểu tượng của lịch sử và thời gian.
Các công trình trăm tuổi ở Việt Nam được xây dựng với mục đích phục vụ nhu cầu văn hóa, kinh tế - chính trị hay tín ngưỡng... đều ẩn chứa và lưu giữ những giá trị lịch sử, có ý nghĩa lớn cho muôn đời sau. Hiện nay, có công trình vẫn giữ được những nét nguyên vẹn như thủa sơ khai, có những công trình được trùng tu lại nhưng vẫn giữ được những kiến trúc nguyên sơ ban đầu. Điều đó cho thấy tầm quan trọng về mặt ý nghĩa văn hóa và lịch sử của các công trình trăm tuổi và đòi hỏi ý thức bảo tồn của cả cộng đồng, xã hội.
Với mong muốn giới thiệu, quảng bá những nét đẹp văn hóa, lịch sử trong những công trình trên 100 năm tuổi tại Việt Nam, Tổ chức kỷ lục Việt Nam đã triển khai Hành trình tìm kiếm Top 100 công trình trăm tuổi ở Việt Nam. Hành trình sẽ được triển khai rộng rãi ở các tỉnh, thành của Việt Nam nhằm tìm kiếm, hệ thống các công trình 100 tuổi để quảng bá rộng rãi tới du khách trong và ngoài nước, giúp mọi người có cái nhìn đầy đủ và toàn diện hơn về những giá trị văn hóa, lịch sử và du lịch Việt Nam, chung tay cùng xã hội bảo vệ, giữ gìn và tôn tạo những tinh hoa văn hóa trong từng công trình 100 tuổi.
Với những ý nghĩa ấy, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam công bố danh mục TOP 100 công trình 100 tuổi nổi tiếng ở Việt Nam - Lần thứ nhất năm 2014.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành”
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành”
- Mời viết bài tham dự Hội thảo quốc tế về Đánh giá tác động môi trường lần thứ 8 tại Hàn Quốc
- Câu lạc bộ Đạp xe Môi trường kết nối Cây Di sản kiện toàn tổ chức, triển khai nhiệm vụ năm 2025
- Thêm 6 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam
- Cây đa hơn 300 tuổi tại thành phố Chí Linh được vinh danh là Cây di sản
- Hội BVTN&MT tỉnh Đồng Nai khắc phục khó khăn, duy trì những hoạt động thiết thực
- Bộ TN-MT yêu cầu Đồng Nai xử lý vi phạm ở các dự án lớn
- Câu lạc bộ Doanh nghiệp Trường Đại học Nguyễn Tất Thành tổng kết hoạt động năm 2023 và đề ra phương hướng cho năm 2024;
Bài viết mới:
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
Cây Thị tại đền - chùa Thái, thành phố Hải Phòng được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Cây Thị gần 400 năm, chu vi thân 2,9 mét, trong khuôn viên đền – chùa Thái, thôn Trấn Nam, xã Trấn Dương, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng vừa được chính quyền và nhân dân xã Trấn Dương long trọng tổ chức lễ đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam vào ngày 22/9/2024.
Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam trao đổi về quản lý chất thải điện tử trong chương trình “trái đất xanh” của VTV1
(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 01/10/2024, tại Trường quay của Đài Truyền hình Việt Nam, Chương trình “Trái Đất xanh” do VTV1 thực hiện đã có buổi trao đổi của Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam về chủ đề “Quản lý chất thải điện tử”.