Tin môi trường và bạn đọc » Cầu nối
Cò trắng “vào” quán nhậu
(10:50:49 AM 17/10/2011)Trong vai một lái buôn cò, tôi đến tìm mua ở ngôi làng Nhật Tân. Tôi may mắn gặp được Thành và Hùng, hai thợ bẫy cò lão luyện trong làng. Sau dăm câu chuyện làm quen ban đầu anh Thành dẫn tôi về nhà mời dùng thử thịt cò quê anh. Chỉ chưa đầy 10 phút đồng hồ anh Thành đã đem từ nhà dưới lên một đĩa to thịt cò với mùi xả và nhiều loại gia vị khác, bốc khói thơm lừng.
Sau dăm chén rượu, anh Thành dốc bầu tâm sự: "Nhà tôi đã qua 4 đời làm thợ nhử bắt cò. Có ngày anh em bắt được mấy trăm con cò, nguồn thu cũng kha khá, ngày nào trúng quả cũng được hơn 1 triệu, còn ngày nào thấp cũng được vài trăm".
Ngồi bên, anh Hùng cũng nói thêm: “Đúng là nguồn thu nhập từ nghề bẫy cò này mang lại là cao, nhưng nó cũng chỉ được vài tháng thôi, vì muốn bẫy được cò cũng phải theo mùa cả đấy”.
Không ít hành khách từ các tỉnh thành khác đi xe tới tận nơi để tìm mua cò. Giá mỗi chú cò ở đây từ 20 đến 30 nghìn đồng/con.
Nói đến cò đồng, ông Hoàng Thanh Hải năm nay đã ngoài 80 tuổi ở Nhật Tân cười buồn: "Trước đây độ mươi năm vào tháng ba, ngày tám cò về đậu trắng cả cánh đồng mênh mông. Lúc ấy, còn đói nghèo thật đó nhưng có ai nghĩ đến chuyện bắt cò làm gì ".
Không riêng gì ở Nhật Tân mà ở nhiều nơi của Hà Nam, đâu cũng xuất hiện những thợ bẫy cò chuyên nghiệp. Với hàng trăm thợ bẫy cò xuất hiện trên đồng ruộng thì mỗi ngày hàng ngàn con cò đã bị tận diệt.
Tại nhiều phiên chợ quê ở dọc tuyến đường QL1A đi Phủ Lý ( Hà Nam) lên Hà Nội giờ đây còn có thêm các gian hàng nối dài bán cò, chim quốc, gà đồng, sẻ... Nhiều chủ hàng mua cò xong lại đem ra Hà Nội hoặc về Ninh Bình, Nam Định, tiêu thụ, nghe đâu một chú cò đến những nhà hàng phồn hoa đô hội thường có giá không dưới trăm ngàn đồng/con.
Thiết nghĩ các ban ngành ở tỉnh Hà Nam cần tuyên truyền phổ biến, và có biện pháp bảo vệ cò đồng trước nguy cơ bị tận diệt.
Người và cò tung tăng "dạo phố". |
Kẻ mua người bán tấp nập. |
Những chú cò bị khâu mắt ngồi co ro trong lồng. |
Thương thay cho một kiếp cò. |
Hàng quán chim trời xuất hiện hàng loạt ở nhiều thành phố. |
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành”
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành”
- Mời viết bài tham dự Hội thảo quốc tế về Đánh giá tác động môi trường lần thứ 8 tại Hàn Quốc
- Câu lạc bộ Đạp xe Môi trường kết nối Cây Di sản kiện toàn tổ chức, triển khai nhiệm vụ năm 2025
- Thêm 6 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam
- Cây đa hơn 300 tuổi tại thành phố Chí Linh được vinh danh là Cây di sản
- Hội BVTN&MT tỉnh Đồng Nai khắc phục khó khăn, duy trì những hoạt động thiết thực
- Bộ TN-MT yêu cầu Đồng Nai xử lý vi phạm ở các dự án lớn
- Câu lạc bộ Doanh nghiệp Trường Đại học Nguyễn Tất Thành tổng kết hoạt động năm 2023 và đề ra phương hướng cho năm 2024;
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải
(Tin Môi Trường) - Tại Lễ Khai mạc Festival Khèn Mông, Lễ hội hoa Đào rừng (Pằng Tớ Dầy) của huyện Mù Cang Chải, ông Nguyễn Tuấn Anh, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái cùng đại diện Hội BVTN&MT Việt Nam đã trực tiếp trao Bằng và Quyết định công nhận 4 Cây di sản Việt Nam cho đại diện địa phương.
Hội nghị Ban Chấp hành VACNE 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội
(Tin Môi Trường) - Sáng 26/11 tại Hà Nội, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam (VACNE) đã tổ chức Hội nghị Ban chấp hành năm 2024.
- Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam trao đổi về quản lý chất thải điện tử trong chương trình “trái đất xanh” của VTV1
- Cuốn sách “Tài nguyên thiên nhiên và chuyển đổi xanh” sẽ được hoàn thiện vào cuối năm
- Các cấp chính quyền và đoàn thể, cộng đồng nhân dân chung tay trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh