Tin môi trường và bạn đọc » Cầu nối
Thứ bảy, 18/01/2025, 11:10:49 AM (GMT+7)
Chỉ còn lại 30% diện tích rừng tự nhiên, các quốc gia Tiểu vùng sông Mekong đang nỗ lực để cứu những cánh rừng còn lại
(09:45:58 AM 21/07/2018)(Tin Môi Trường) - Ngày 19/7/2017, WWF phát hành báo cáo "Nhịp đập của Rừng" trong đó đưa ra một bức tranh toàn cảnh về tình trạng các khu rừng của Tiểu vùng sông Mekong Mở rộng, trong đó có Việt Nam.
>> Thái Bình giữ nguyên diện tích Khu bảo tồn thiên nhiên Tiền Hải >> Quảng Trị phê duyệt 720 ha diện tích khu vực ở biển để nhận chìm chất nạo vét >> UNESCO đề nghị cung cấp thông tin Khu bảo tồn Tiền Hải bị thu hẹp 90% diện tích >> Thái Bình giảm diện tích khu bảo tồn không đúng luật >> Quảng Ninh loại bỏ ”bẫy tử thần” trên biển để cứu môi trường
Mặc dù tình trạng mất rừng tại khu vực đang xảy ra theo chiều hướng báo động nhưng báo cáo cũng cho thấy nhiều phương pháp tiếp cận sáng tạo dựa vào cộng đồng nhằm bảo tồn rừng đang được thực hiện hiệu quả.
Rừng trồng theo tiêu chuẩn quản lý rừng bền vững quốc tế FSC tại tỉnh Thừa Thiên Huế.
Tiểu vùng sông Mekong Mở rộng, từng là một trong những nơi có diện tích rừng dày đặc nhất thế giới, đã mất đi 1/3 diện tích rừng tự nhiên che phủ và dự kiến sẽ mất thêm ngần đó diện tích vào năm 2030 nếu như không có những hành động khẩn cấp để ngăn chặn xu hướng này. Những hành động cần thiết bao gồm bảo vệ và phục hồi rừng tự nhiên và thúc đẩy quản lý rừng và thương mại gỗ bền vững do cộng đồng thực hiện.
Thông tin trên được trích từ một báo cáo của WWF phát hành ngày hôm nay: Nhịp đập của Rừng trong đó nêu rõ những mối đe doạ cũng như tiềm năng từ những cánh rừng của khu vực Tiểu vùng sông Mekong Mở rộng, bao gồm các quốc gia Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam. Khu vực này là một trong 11 điểm nóng về chặt phá rừng trên toàn cầu. Trong vài thập kỷ tới, dự kiến, 80% diện tích rừng trên thế giới bị mất sẽ diễn ra tại 11 điểm nóng này. Năm quốc gia của Tiểu vùng sông Mekong Mở rộng có thể đóng góp tới 17% - tương đương 30 triệu héc-ta – diện tích rừng bị mất trên toàn cầu vào năm 2030, nếu như không có những hành động quyết liệt ngăn chặn nạn phá rừng.
Ông Thibault Ledecq, Điều phối viên Chương trình Rừng, WWF-Greater Mekong phát biểu: “Các khu rừng của khu vực đóng vai trò trọng yếu trong việc thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế và hệ sinh thái của khu vực châu Á. Nhưng chúng đang biến mất ở mức báo động và chúng ta phải thay đổi cách tiếp cận trong quản lý rừng. Những con người và dự án được đề cập trong báo cáo này đã chứng minh được rằng chúng ta hoàn toàn vừa có thể có thu nhập tốt đồng thời bảo vệ được rừng, các loài hoang dã và những giá trị quý giá của những hệ sinh thái khoẻ mạnh.”
Tiểu vùng sông Mekong Mở rộng là một nơi lý tưởng để thí điểm một số phương pháp tiếp cận sáng tạo dựa vào cộng đồng nhằm bảo tồn rừng. Những câu chuyện nổi bật trong Báo cáo Nhịp đập của Rừng gồm:
Các hộ dân trồng nhỏ tại tỉnh Thừa Thiên Huế đã tăng gần như gấp đôi thu nhập khi rừng keo của họ đạt được chứng nhận Quản lý rừng bền vững (FSC), thông qua một hợp tác đặc biệt giữa công ty IKEA và công ty Scansia Pacific;
Hey Mer đã từng phải nhìn những cánh rừng xung quanh ngôi làng của mình biến mất trong tuyệt vọng. Nhưng giờ đây, cô có thể trở thành một phần của lịch sử khi cùng đất nước Myanmar quyết tâm trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới chứng minh được gỗ cao su của họ không đến từ các cánh rừng bị khai thác trái phép;
Tại Vùng sinh cảnh Đồng bằng phía Đông của Campuchia, Han Sahkan là thành viên của một nhóm Bảo vệ Rừng Cộng đồng. Anh cùng các đồng đội của mình bảo vệ rừng khỏi những kẻ săn bắt và đốn gỗ trộm, đồng thời tái trồng các loại cây gỗ cứng và tăng thêm thu nhập từ khai thác mật ong, nhựa thông và thu thập nấm;
Thành viên một nhóm cộng đồng tại Lào đã trở thành những người đầu tiên trên cả nước nhận được chứng nhận FSC, trong đó đặc biệt có một thành viên tăng gấp 3 thu nhập sau khi chuyển đổi từ làm nông và đánh bắt cá sang sản xuất mây bền vững. Thêm vào nữa, quần thể các loài hoang dã gia tăng và giảm được sự xung đột giữa người và động vật;
Tại Vườn quốc gia Kui Buri, Thái Lan, một hợp tác đặc biệt sáng tạo giữa các công nhân trồng rừng, cán bộ của Vườn, các công ty địa phương và WWF đã giúp giảm các vụ thâm nhập trái phép vào Vườn và giảm đáng kể thương vong cho voi. Họ cũng áp dụng các công cụ công nghệ cao để bảo vệ các loài hoang dã.
Trong 20 năm qua, đã có hơn 2.500 loài động vật có xương sống và thực vật bậc cao được phát hiện tại những khu rừng của Tiểu vùng sông Mekong Mở rộng. Không chỉ là ngôi nhà của các loài hổ, voi, gấu và Sao la, các cánh rừng nơi đây còn cung cấp nước sạch cho hàng chục triệu người dân và bảo vệ hàng chục con sông, trong đó có cả dòng Mekong – nơi sản sinh ra hơn 4.5 triệu tấn cá mỗi năm. Rừng cũng tạo ra độ mây che phủ và độ ẩm để giảm tác động các đợt hạn hán, cung cấp nguồn nước sạch để uống, tưới tiêu và chăn nuôi gia súc.
Nhưng hiện nay các cánh rừng của khu vực đang bị suy thoái do tác động từ việc mở rộng nông nghiệp, trồng rừng cao su, đốn gỗ hợp pháp và bất hợp pháp, mở đường xá, xây dựng đập và các công trình cơ sở hạ tầng khác. Điều này đã dẫn đến thu nhập của người dân bị giảm, sức khoẻ yếu, sạt lở đất làm thương vong hàng trăm người và biến đổi khí hậu dẫn tới thời tiết cực đoan. Trớ trêu thay, nông nghiệp lại phụ thuộc hoàn toàn vào rừng để có nguồn nước sạch, có thể phát triển hoa màu và đa dạng cây trồng.
Báo cáo vẽ lên một bức tranh toàn cảnh về các cánh rừng của khu vực và đưa ra giải pháp gợi ý của WWF nhằm bảo đảm sự sống còn của những cánh rừng. Các giải pháp này bao gồm:
Chính phủ, doanh nghiệp và công chúng thừa nhận vai trò quan trọng của rừng đối với nguồn nước sạch, trữ lượng các-bon, sức khoẻ và sinh kế con người và cần phải bảo vệ chúng;
Những người đứng đầu chính phủ và doanh nghiệp cùng thoả thuận để đưa lâm nghiệp bền vững làm trọng tâm trong các chuỗi cung ứng gỗ;
Doanh nghiệp cam kết và thực hiện biện các pháp không khoan nhượng với các sản phẩm có nguồn gốc từ rừng bị chặt phá bất hợp pháp trong chuỗi cung ứng.
Người tiêu dùng và các nhà sản xuất yêu cầu các sản phẩm từ rừng trồng có trách nhiệm trong đó tôn trọng và hỗ trợ các ngành công nghiệp dựa vào cộng đồng;
Khoanh vùng các khu rừng có giá trị bảo tồn cao và nghiên cứu sinh cảnh rừng để các kế hoạch về nông nghiệp, phát triển và trồng trọt không làm tổn hại các sinh cảnh quan trọng;
Quy định luật rõ ràng đối với lâm nghiệp bền vững và quan hệ đối tác công tư;
Giới thiệu nhiều phương pháp sáng tạo nhằm giúp cộng đồng tham gia vào tạo ra các sản phẩm lâm nghiệp bền vững (và từ đó gia tăng thu nhập của họ).
“Chúng ta không thể chờ người khác tới giải quyết vấn đề. Tương lai của những cánh rừng Tiểu vùng sông Mekong Mở rộng nằm trong tay của chúng ta.” Ông Thibault chia sẻ.
NHẬT VIÊN - Nguồn ảnh:WWF-Việt Nam
Gửi ý kiến bạn đọc về: Chỉ còn lại 30% diện tích rừng tự nhiên, các quốc gia Tiểu vùng sông Mekong đang nỗ lực để cứu những cánh rừng còn lại
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành”
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành”
- Mời viết bài tham dự Hội thảo quốc tế về Đánh giá tác động môi trường lần thứ 8 tại Hàn Quốc
- Câu lạc bộ Đạp xe Môi trường kết nối Cây Di sản kiện toàn tổ chức, triển khai nhiệm vụ năm 2025
- Thêm 6 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam
- Cây đa hơn 300 tuổi tại thành phố Chí Linh được vinh danh là Cây di sản
- Hội BVTN&MT tỉnh Đồng Nai khắc phục khó khăn, duy trì những hoạt động thiết thực
- Bộ TN-MT yêu cầu Đồng Nai xử lý vi phạm ở các dự án lớn
- Câu lạc bộ Doanh nghiệp Trường Đại học Nguyễn Tất Thành tổng kết hoạt động năm 2023 và đề ra phương hướng cho năm 2024;
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải
(Tin Môi Trường) - Tại Lễ Khai mạc Festival Khèn Mông, Lễ hội hoa Đào rừng (Pằng Tớ Dầy) của huyện Mù Cang Chải, ông Nguyễn Tuấn Anh, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái cùng đại diện Hội BVTN&MT Việt Nam đã trực tiếp trao Bằng và Quyết định công nhận 4 Cây di sản Việt Nam cho đại diện địa phương.
Hội nghị Ban Chấp hành VACNE 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội
(Tin Môi Trường) - Sáng 26/11 tại Hà Nội, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam (VACNE) đã tổ chức Hội nghị Ban chấp hành năm 2024.
- Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam trao đổi về quản lý chất thải điện tử trong chương trình “trái đất xanh” của VTV1
- Cuốn sách “Tài nguyên thiên nhiên và chuyển đổi xanh” sẽ được hoàn thiện vào cuối năm
- Các cấp chính quyền và đoàn thể, cộng đồng nhân dân chung tay trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh