»

Thứ năm, 21/11/2024, 17:01:40 PM (GMT+7)

Các nhà vận động đoàn kết kêu gọi chính phủ các nước châu Á chấm dứt hoạt động buôn bán thịt chó, mèo

(12:58:30 PM 15/05/2020)
(Tin Môi Trường) - Các nhóm bảo vệ động vật trên toàn thế giới đã cùng nhau hợp tác để thúc giục chính phủ các nước châu Á khẩn cấp hành động đóng cửa vĩnh viễn các thị trường buôn bán thịt chó, mèo mất vệ sinh và tàn ác, cũng là mối quan tâm toàn cầu về các bệnh truyền nhiễm và là khu vực đe dọa sức khỏe cộng đồng.

 Các[-]nhà[-]vận[-]động[-]đoàn[-]kết[-]kêu[-]gọi[-]chính[-]phủ[-]các[-]nước[-]châu[-]Á[-]chấm[-]dứt[-]hoạt[-]động[-]buôn[-]bán[-]thịt[-]chó,[-]mèo[-]

Ảnh: HSI

 

Các tổ chức thành viên của Liên minh Châu Á vì động vật (AfA) gồm có Humane Society International, FOUR PAWS International, Tổ chức Thay đổi vì Động vật - Change for Animals Foundation và Tổ chức Động vật Châu Á-Animals Asia Foundation cho rằng các thị trường buôn bán thịt chó, mèo đang gây ra tác hại nghiêm trọng liên quan đến virus dại gây chết người và các bệnh nguy hiểm khác như dịch tả, thêm vào đó chó và mèo thường được buôn bán và giết mổ chung địa điểm với nơi giam nhốt và giết mổ động vật hoang dã, trong khi một số loài động vật hoang dã được cho là có nguy cơ rất cao trong việc gây truyền nhiễm COVID-19 sang người.

Ước tính hàng năm có khoảng 30 triệu cá thể chó và 10 triệu cá thể mèo bị giết để lấy thịt bán trên các thị trường tiêu thụ thịt chó, mèo chủ yếu ở Trung Quốc, Việt nam, In-đô-nê-xi-a, Cam-pu-chia, Ấn Độ và Lào. Hầu hết chó, mèo bán ở các thị trường này đều là chó, mèo bị bắt trộm ở nhà, trong sân cũng như chó mèo có chủ hoặc thả rông trên đường phố bị câu trộm và rất có nguy cơ lây lan bệnh dại, dịch tả và nhiễm giun tròn.
 
Kelly O’Meara, Phó Chủ tịch Chương trình Động vật đồng hành thuộc tổ chức Humane Society International cho biết: "Trên toàn thế giới, các quốc gia đang hợp tác cùng nhau chống lại đại dịch COVID-19, bao gồm việc kêu gọi đóng cửa các thị trường động vật hoang dã, nơi có thể là điểm bắt nguồn của nhiều loại bệnh truyền nhiễm. Trong bối cảnh đó, nếu các chính phủ trên toàn châu Á chỉ quan tâm giải quyết vấn đề buôn bán thịt chó, mèo mà không tính đến mối liên quan của hoạt động này tới sự lây lan COVID-19 thì sẽ có thể gây ra những rủi ro đáng kể cho sức khỏe con người như bệnh nhiễm giun tròn, dịch tả và bệnh dại cho hàng ngàn người mỗi năm. Với hàng trăm cá thể chó bị nhồi nhét trên xe tải và vận chuyển liên tỉnh, thậm chí xuyên quốc gia đến các lò mổ và khu chợ bẩn thỉu, nơi chúng bị bày bán và giết mổ cùng với vố số động vật hoang dã và vật nuôi khác. Chúng ta có thể dễ dàng thấy rằng việc buôn bán này không chỉ tàn ác, mà còn là nơi chứa đầy nguy cơ cho các thảm họa sức khỏe cộng đồng sắp xảy ra. Một số mầm bệnh mới xuất hiện có thể lây lan sang con người theo một số cách - ví dụ một người buôn bán chó bị thương trong quá trình giết mổ, một người dân địa phương ăn phải thịt chó bị nhiễm bệnh chéo mua ở cửa hàng cạnh đó, hay một khách du lịch hít phải những giọt nhỏ li ti khi họ đi thăm quan khu chợ này. Đây không phải lúc chúng ta chủ quan hay nhắm mắt làm ngơ; mà phải thấy rằng việc buôn bán thịt chó, mèo cần phải ngay lập tức chấm dứt."
 
Virus bệnh dại gần đây được tìm thấy trong các mẫu não của các cá thể chó bị giết thịt ở Trung Quốc, Việt Nam và In-đô-nê-xi-a. Không chỉ có rủi ro khi tiếp xúc với các cá thể chó trong suốt quá trình giết mổ mất vệ sinh, mà cũng cần có mối quan tâm xung quanh việc tiêu thụ thịt chó, ví dụ như thịt chó khi giết mổ đã bị nhiễm độc trong điều kiện mất vệ sinh. Vi khuẩn tả cũng đã được tìm thấy trong một số mẫu thịt chó, vật dụng dùng giết mổ và nước thải thoát ra từ các lò mổ ở Hà Nội, Việt Nam. Một số báo cáo tại Việt Nam và Phi-líp-pin về tình trạng các bệnh nhân nhiễm bệnh dại đều cho thấy những người này có tham gia giết mổ hay ăn thịt chó, mèo có khả năng đã nhiễm bệnh dại.
 
Trong một tuyên bố với Liên minh Không ăn thịt chó In-đô-nê-xi-a (Dog Meat Free Indonesia coalition), Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ khẳng định, "Có nhiều báo cáo đưa ra rằng tỷ lệ chó mắc bệnh dại trên thị trường thịt chó cao hơn so với tỷ lệ dại ở đàn chó, bởi vì người ta thường bán các cá thể chó ra chợ khi cảm thấy chúng có dấu hiệu ốm yếu; một vài cá thể chó bị ốm đã mang bệnh dại trong cơ thể, vv. Hơn nữa, ít nhất đã có 03 báo cáo về việc con người mắc bệnh dại từ những hoạt động liên quan trong quá trình giết mổ buôn bán thịt chó, báo cáo cũng nhấn mạnh rằng đây là hoạt động rất rủi ro."
 
Ở nhiều quốc gia, việc buôn bán chó, mèo để giết thịt là một vấn nạn tội phạm. Lola Webber, đại diện Tổ chức Thay đổi vì Động vật (Change for Animals Foundation) cho biết: "Việc buôn bán thịt chó, mèo ở In-đô-nê-xi-a là một hoạt động tội phạm và người dân nuôi thú cưng ngày càng thất vọng khi thấy sự yếu kém trong việc thực thi pháp luật để ngăn chặn hoặc trừng phạt bọn kẻ trộm có trang bị đi khắp các khu phố để ăn trộm chó mèo của người dân. Sau khi bị bắt trộm, các cá thể chó, mèo này bị đem bán cho các lò mổ, chợ và nhà hàng, bị nhốt trong điều kiện tồi tàn thường là bên cạnh các loại động vật có nguồn gốc khác nhau. Việt giết mổ chó, mèo thực sự là tàn ác, chúng bị đập dã man ngay trên đường phố và bị thui ngay cả khi vẫn còn sống. Đường phố ngập ngụa máu và xác động vật bị giết thịt. Sự tàn ác vốn đã là khủng khiếp, nhưng nguy cơ truyền bệnh là rất lớn cho bất kỳ ai buôn bán, giết mổ, xẻ thịt và thậm chí chỉ là đi thăm chợ bán những động vật sống này. Chính phủ In-đô-nê-xi-a đã cam kết cấm việc buôn bán này trong tháng 8/2018, nhưng chúng tôi thấy cam kết hành động của Chính phủ và chính quyền địa phương còn rất ít. Nếu COVID-19 không dấy lên một hồi chuông cảnh báo, thì chúng ta không thể biết được điều gì sẽ xảy ra. Nếu ngày mai có ai đó nói với chúng ta rằng vừa có một ổ dịch bắt nguồn từ một trong những khu chợ ở Bắc Sulawesi thì tôi cũng không ngạc nhiên chút nào, và với số lượng khách du lịch tới tham quan các địa điểm này, hậu quả có thể sẽ rất đáng sợ."
 
Tại In-đô-nê-xi-a, Việt Nam, Cam-pu-chia, Trung Quốc và một phần lãnh thổ Ấn Độ, người ta thường thấy chó, mèo được bán và giết mổ cùng với các động vật khác, bao gồm cả động vật hoang dã như dơi, rắn, chuột và với gia súc như gà, vịt. Cùng với mối quan tâm ngày càng lớn trên toàn cầu liên quan đến sự xuất hiện của các loại virus mới gây chết người từ các chợ thịt sống từ nhiều loài động vật khác nhau, các nhóm vận động đang kêu gọi các chính phủ thực hiện hành động giải quyết vấn đề này. Những khu chợ này cũng là môi trường lý tưởng trong việc kết hợp và lây lan virus giữa các loài, dẫn tới kết quả có thể gây tử vong.
 
Chính phủ Cam-pu-chia đang được kêu gọi công khai xóa bỏ các quan niệm sai lầm cho rằng thịt chó có lợi về mặt y học, với niềm tin rằng thịt chó có thể tránh được virus, gồm cả virus gây ra COVID-19. Bác sĩ thú y Katherine Polak, đại diện tổ chức FOUR PAWS tại Đông Nam Á cho biết: "Việc phổ biến những thông tin hoàn toàn sai lệch, thiếu cơ sở khoa học về thịt chó thực sự là đáng lo ngại, thậm chí các bác sĩ còn khuyên bệnh nhân dùng thịt chó để điều trị các bệnh khác nhau. Trong khi chúng tôi luôn nhất trí rằng văn hóa và thói quen là không dễ thay đổi, nhưng chính phủ cần có trách nhiệm bảo vệ sức khỏe của quốc gia cũng như tuân thủ các tiêu chuẩn phúc lợi động vật toàn cầu. Tại Cam-pu-chia, chó bị đánh đập và dìm chết trong các hố nước, cùng với sự coi thường khả năng lây lan của bệnh dại khắp châu Á, chính phủ (Cam-pu-chia) vẫn tiếp tục dành ít sự quan tâm để bảo vệ con người và động vật."
PHƯƠNG KHANH
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Các nhà vận động đoàn kết kêu gọi chính phủ các nước châu Á chấm dứt hoạt động buôn bán thịt chó, mèo

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Cây Thị tại đền - chùa Thái, thành phố Hải Phòng được công nhận là Cây Di sản Việt Nam

Cây Thị tại đền - chùa Thái, thành phố Hải Phòng được công nhận là Cây Di sản Việt Nam

(Tin Môi Trường) - Cây Thị gần 400 năm, chu vi thân 2,9 mét, trong khuôn viên đền – chùa Thái, thôn Trấn Nam, xã Trấn Dương, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng vừa được chính quyền và nhân dân xã Trấn Dương long trọng tổ chức lễ đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam vào ngày 22/9/2024.

Tin Môi Trường
 Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam trao đổi về quản lý chất thải điện tử trong chương trình “trái đất xanh” của VTV1

Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam trao đổi về quản lý chất thải điện tử trong chương trình “trái đất xanh” của VTV1

(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 01/10/2024, tại Trường quay của Đài Truyền hình Việt Nam, Chương trình “Trái Đất xanh” do VTV1 thực hiện đã có buổi trao đổi của Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam về chủ đề “Quản lý chất thải điện tử”.

VACNE 30 năm
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI