»

Thứ sáu, 22/11/2024, 20:39:15 PM (GMT+7)

Cả đời tù ngục sau song sắt trại gấu

(08:23:38 AM 28/04/2017)
(Tin Môi Trường) - Ngày 27 tháng 04 năm 2017, Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV) mới ra mắt phim ngắn truyền thông số 31 kêu gọi người tiêu dùng không sử dụng mật gấu, góp phần chấm dứt tình trạng nuôi nhốt gấu lấy mật.

Phim được dàn dựng từ góc nhìn của một chú gấu có cuộc đời là những chuỗi ngày dài sau song sắt ở một trại nuôi nhốt gấu. Gấu hồi tưởng mình bị bán tới trang trại từ khi còn rất nhỏ, và chịu đựng nỗi đau bị trích hút mật trong suốt nhiều năm. Ước mơ duy nhất của gấu là trước khi rời xa cuộc đời được một lần tận hưởng cuộc sống bên ngoài song sắt.

 

[-]Cả[-]đời[-]tù[-]ngục[-]sau[-]song[-]sắt[-]trại[-]gấu
 Cả đời tù ngục sau song sắt trại gấu -Ảnh cắt từ Clip
 
Phim được quay tại một trại gấu và cuộc đời của chú gấu trong phim này chính là số phận của hầu hết các cá thể gấu bị nuôi nhốt tại các trang trại. Chúng bị săn bắt từ tự nhiên từ khi còn nhỏ rồi bị bán cho các trại gấu, nơi mà cả phần đời còn lại chúng phải sống một cuộc sống tù ngục, bị trích hút mật và không bao giờ có cơ hội được quay trở lại với cuộc sống trong tự nhiên.
 
Tình trạng nuôi nhốt gấu lấy mật đã từng rất phổ biến tại Việt Nam. Đỉnh điểm là năm 2005 có tới hơn 4,300 cá thể gấu được ghi nhận bị nuôi nhốt tại hàng trăm cơ sở trên khắp cả nước. Trong 10 năm qua, những nỗ lực của các cơ quan chức năng, các tổ chức phi chính phủ và công đồng nhằm chấm dứt tình trạng nuôi nhốt gấu lấy mật đã đạt được những bước tiến đáng kể. Theo số liệu năm 2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, số lượng cá thể gấu bị nuôi nhốt đã giảm mạnh còn khoảng 1,200 cá thể. Một nghiên cứu của ENV cũng chỉ ra lượng tiêu thụ mật gấu đã giảm 61% trong vòng 5 năm (2009 - 2014).
 
Tuy nhiên, cuộc chiến bảo vệ gấu chỉ kết thúc khi tất cả các trang trại nuôi nhốt gấu ở Việt Nam đóng cửa vĩnh viễn, đem lại cơ hội sống sót cho các cá thể gấu còn lại trong tự nhiên mà không phải đối mặt với các nguy cơ bị săn bắt, giết hại phục vụ nhu cầu tiêu thụ mật gấu ở Việt Nam.
 
Bà Nguyễn Phương Dung, Phó giám đốc ENV cho rằng: “Ở nước ta hiện nay, hầu hết mọi người đều cho rằng khai thác các loài động vật hoang dã quý hiếm như gấu để lấy mật không chỉ tàn nhẫn và phạm pháp, mà còn đi ngược lại với lối sống văn minh và lành mạnh, tác động tiêu cực tới thiên nhiên và môi trường xung quanh. Việc sử dụng mật gấu đã lỗi thời”.
 
Bà Dung cũng nhấn mạnh: “Sự phát triển của các loại thuốc hiện đại và thảo dược có thể thay thế mật gấu. Đã đến lúc phải đóng cửa các trang trại nuôi nhốt gấu, để loài gấu hoang dã được sống trong môi trường tự nhiên thay vì cuộc sống đằng sau song sắt như cá thể gấu trong phim ngắn này”.
PHẠM MẠNH CƯỜNG
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Cả đời tù ngục sau song sắt trại gấu

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Cây Thị tại đền - chùa Thái, thành phố Hải Phòng được công nhận là Cây Di sản Việt Nam

Cây Thị tại đền - chùa Thái, thành phố Hải Phòng được công nhận là Cây Di sản Việt Nam

(Tin Môi Trường) - Cây Thị gần 400 năm, chu vi thân 2,9 mét, trong khuôn viên đền – chùa Thái, thôn Trấn Nam, xã Trấn Dương, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng vừa được chính quyền và nhân dân xã Trấn Dương long trọng tổ chức lễ đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam vào ngày 22/9/2024.

Tin Môi Trường
 Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam trao đổi về quản lý chất thải điện tử trong chương trình “trái đất xanh” của VTV1

Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam trao đổi về quản lý chất thải điện tử trong chương trình “trái đất xanh” của VTV1

(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 01/10/2024, tại Trường quay của Đài Truyền hình Việt Nam, Chương trình “Trái Đất xanh” do VTV1 thực hiện đã có buổi trao đổi của Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam về chủ đề “Quản lý chất thải điện tử”.

VACNE 30 năm
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI