Tin môi trường và bạn đọc » Cầu nối
Thứ bảy, 18/01/2025, 13:19:32 PM (GMT+7)
Bộ TN&MT thông tin về việc cấp Giấy phép nhận chìm ở biển cho Công ty TNHH Điện lực Vĩnh Tân 1
(18:48:33 PM 29/06/2017)(Tin Môi Trường) - Bộ TN&MT đã có Thông tin báo chí về việc cấp Giấy phép nhận chìm ở biển cho Công ty TNHH Điện lực Vĩnh Tân 1, nội dung như sau:
>> Phó Thủ tướng chủ trì họp bàn phương án hợp nhất Bộ NN&PTNT và Bộ TN&MT >> Cảnh báo việc lợi dụng bão số 3 đăng thông tin không đúng sự thật >> Bộ TN&MT tham vấn cộng đồng về ĐTM của Dự án khách sạn trong Vườn quốc gia Tam Đảo >> Bộ trưởng Bộ TN&MT Đặng Quốc Khánh đảm nhận chức danh Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban sông Mê Công Việt Nam >> Bộ TN&MT ban hành quy trình nội bộ thực hiện 11 thủ tục hành chính về bảo vệ môi trường
Ngày 25 tháng 6 năm 2015, Quốc hội đã thông qua Luật tài nguyên môi trường biển và hải đảo, có hiệu lực thi hành từ 01 tháng 7 năm 2016. Tại Mục 3 Chương VI, từ Điều 57 đến Điều 63 đã quy định cụ thể về nhận chìm ở biển, bao gồm các quy định về yêu cầu đối với việc nhận chìm ở biển, vật chất được nhận chìm ở biển, giấy phép nhận chìm ở biển, thẩm quyền cấp giấy phép nhận chìm ở biển, quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép nhận chìm ở biển. Tại Nghị định số 40/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo cũng đã quy định cụ thể về danh mục vật, chất nhận chìm ở biển, hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp giấy phép nhận chìm ở biển.
Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 1 tỉnh Bình Thuận là một trong 5 nhà máy nhiệt điện than thuộc Trung tâm điện lực tỉnh Bình Thuận (với tổng quy mô công suất lắp đặt khoảng 6.180 MW), khi hoàn thành đầu tư xây dựng sẽ là Trung tâm nhiệt điện than lớn nhất cả nước, góp phần quan trọng vào cung ứng điện cho sản xuất và sinh hoạt của người dân. Việc phát triển Trung tâm điện lực Vĩnh Tân đã được các Bộ, ngành xem xét kỹ lưỡng từ giai đoạn quy hoạch địa điểm đến giai đoạn thực hiện các bước đầu tư xây dựng của từng nhà máy điện thuộc Trung tâm với phương châm thực hiện đầu tư xây dựng các nhà máy nhiệt điện than gắn với việc tăng cường thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường, bảo đảm phát triển bền vững.
Để đưa nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 1 vào hoạt động, Công ty TNHH Điện lực Vĩnh Tân 1 đã nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép nhận chìm ở biển vật liệu nạo vét vũng quay tàu và khu nước trước bến chuyên dùng phục vụ Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 1. Vật, chất đề nghị được cấp giấy phép nhận chìm là cát, vỏ sò, sạn sỏi, cát kết phong hóa, cát pha, đá phong hóa, sét và bùn trầm tích thu được từ hoạt động nạo vét vũng quay tàu và khu nước trước bến chuyên dùng phục vụ Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 1.
Sau khi nhận được Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép nhận chìm ở biển của Công ty TNHH Điện lực Vĩnh Tân 1, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã thành lập Hội đồng thẩm định hồ sơ cấp giấy phép với sự tham gia của 22 thành viên là các chuyên gia trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, sinh thái, hải dương học, một số hội nghề nghiệp liên quan, Ban Quản lý Khu bảo tồn Hòn Cau, đại diện Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận và đại diện các bộ, ngành liên quan. Các ủy viên Hội đồng thẩm định đã tập trung thảo luận và kiến nghị về đánh giá tác động môi trường, biện pháp bảo vệ môi trường, quan trắc, giám sát trong quá trình nhận chìm nhằm ngăn ngừa tác động của hoạt động nhận chìm đến môi trường biển, đặc biệt là Khu Bảo tồn Hòn Cau. Kết quả thẩm định, đa số các thành viên Hội đồng yêu cầu chỉnh sửa, bổ sung hồ sơ theo các ý kiến góp ý để xem xét cấp giấy phép nhận chìm ở biển cho Công ty TNHH Điện lực Vĩnh Tân 1.
Cùng với việc tổ chức thẩm định hồ sơ đề nghị cấp giấy phép nhận chìm ở biển, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có văn bản lấy ý kiến của các bộ: Quốc phòng, Giao thông vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận, Ban quản lý Khu bảo tồn biển Hòn Cau xin ý kiến về hồ sơ cấp phép nhận chìm. Ý kiến góp ý của Hội đồng thẩm định, các bộ, ngành và Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường, Công ty TNHH Điện lực Vĩnh Tân 1 nghiên cứu, tiếp thu.
Trên cơ sở quy định của Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo, Luật Bảo vệ môi trường, ý kiến của các bộ, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận và Hội đồng thẩm định, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã cấp Giấy phép số 1517/GP-BTNMT ngày 23 tháng 6 năm 2017 cho phép Công ty TNHH Điện lực Vĩnh Tân 1 được nhận chìm vật liệu nạo vét từ vũng quay tàu, khu nước trước bến chuyên dùng phục vụ nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 1. Việc cấp phép nhận chìm đã tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật, chú trọng các giải pháp bảo vệ môi trường biển, khu vực bảo tồn biển Hòn Cau, bãi cạn Breda và các khu vực ven bờ với các căn cứ và cơ sở sau đây:
- Vật, chất được phép nhận chìm có khối lượng là 918.533 m3 , bao gồm 20% là bùn, 80% là cát, vỏ sò, sạn sỏi, cát kết phong hóa, cát pha, sét, đá phong hóa thu được từ hoạt động nạo vét vũng quay tàu và khu nước trước bến chuyên dùng phục vụ Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 1. Vật, chất được phép nhận chìm thuộc Danh mục vật, chất được nhận chìm ở biển theo Nghị định số 40/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ, không phải là chất thải từ hoạt động của Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 1;
- Thành phần vật, chất được phép nhận chìm không chứa chất phóng xạ, chất độc, chất thải nguy hại vượt quy chuẩn an toàn bức xạ, quy chuẩn kỹ thuật môi trường;
- Theo Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Thuận, vật, chất được phép nhận chìm không thể lưu giữ, xử lý trên đất liền vì cần phải có diện tích lớn, trong khi địa hình tại huyện Tuy Phong phức tạp, không có mặt bằng để lưu giữ, xử lý; đồng thời sẽ gây nhiễm mặn, ô nhiễm môi trường khu vực lưu giữ và khu vực lân cận.
- Khu vực nhận chìm thuộc vùng biển xã Vĩnh Tân, huyên Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận, có diện tích 30 ha, cách Khu bảo tồn Hòn Cau là 08 km, nằm trong diện tích 300 ha đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận thống nhất đề nghị cho nhận chìm và xác định trong Báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án đầu tư xây dựng bến chuyên dùng phục vụ Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 1 được Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt tại Quyết định số 1571/QĐ-BTNMT ngày 24 tháng 7 năm 2014.
- Phương tiện nhận chìm được sử dụng là các xà lan phễu chuyên dụng, nhận chìm theo hình thức mở đáy xà lan và sử dụng lưới chắn bùn nhằm giảm thiểu phát tán vật, chất nhận chìm do tác động của sóng, gió đến môi trường biển.
- Thời gian được phép nhận chìm chỉ thực hiện từ tháng 6 đến hết tháng 10 năm 2017, là thời gian gió mùa Tây Nam hoạt động, nên hướng phát tán vật, chất nhận chìm không hướng về Khu bảo tồn biển Hòn Cau và các khu vực nuôi trồng hải sản ven bờ. Hơn nữa, độ sâu lớn nhất của khu vực nhận chìm là -36,1m, trong khi đó, độ sâu của Khu Bảo tồn biển Hòn Cau từ -5m đến -10m nên khó có khả năng dịch chuyển vật, chất nhận chìm ở đáy biển đến Khu Bảo tồn biển Hòn Cau.
- Việc nhận chìm chỉ cho phép tiến hành từng bước với sự quan trắc, giám sát chặt chẽ chất lượng môi trường biển trong suốt quá trình thực hiện. Theo đó, trong Giấy phép nhận chìm đã quy định Chương trình quan trắc, giám sát độc lập tại 13 điểm do Viện Hải dương học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (đơn vị giám sát độc lập) thực hiện với sự tham gia của đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường, các Bộ, ngành liên quan và chính quyền địa phương để quan trắc, giám sát nguồn gây tác động đến môi trường và đối tượng có thể bị tác động do hoạt động nhận chìm; kịp thời phát hiện và xử lý các tác động tiêu cực đến môi trường. Việc quan trắc, giám sát bao gồm: hành trình vận chuyển, khối lượng vật, chất nhận chìm trong quá trình chuyên chở từ khu nạo vét đến khu vực nhận chìm, các thông số về chất lượng nước biển (độ pH, ôxy hòa tan (DO), tổng chất rắn lơ lửng (TSS), độ đục), độ lắng trầm tích, thông số hệ sinh thái và thông số chất lượng hệ sinh thái. Việc quan trắc, giám sát chất lượng nước biển tại mỗi điểm thực hiện 3 lần/ngày tại 3 tầng (tầng mặt, tầng giữa và tầng đáy) trong suốt quá trình nhận chìm.
Giấy phép nhận chìm cũng đã quy định trường hợp một trong các thông số chất lượng nước biển tại bất kỳ điểm quan trắc, giám sát nào trong 13 điểm nêu trên vượt giá trị giới hạn quy định trong Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước biển thì Công ty TNHH Điện lực Vĩnh Tân 1 phải dừng ngay hoạt động nhận chìm và chỉ được phép tiếp tục thực hiện khi có giải pháp khắc phục được Bộ Tài nguyên và Môi trường chấp thuận.
- Công ty TNHH Điện lực Vĩnh Tân 1 đã cam kết và trong Giấy phép nhận chìm đã quy định Công ty TNHH Điện lực Vĩnh Tân 1 chịu mọi trách nhiệm nếu để xảy ra sự cố môi trường, tràn dầu, cháy nổ và có trách nhiệm bồi thường mọi thiệt hại do sự cố môi trường, tràn dầu, cháy nổ và hoạt động nhận chìm ở biển gây ra.
BTV
Gửi ý kiến bạn đọc về: Bộ TN&MT thông tin về việc cấp Giấy phép nhận chìm ở biển cho Công ty TNHH Điện lực Vĩnh Tân 1
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành”
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành”
- Mời viết bài tham dự Hội thảo quốc tế về Đánh giá tác động môi trường lần thứ 8 tại Hàn Quốc
- Câu lạc bộ Đạp xe Môi trường kết nối Cây Di sản kiện toàn tổ chức, triển khai nhiệm vụ năm 2025
- Thêm 6 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam
- Cây đa hơn 300 tuổi tại thành phố Chí Linh được vinh danh là Cây di sản
- Hội BVTN&MT tỉnh Đồng Nai khắc phục khó khăn, duy trì những hoạt động thiết thực
- Bộ TN-MT yêu cầu Đồng Nai xử lý vi phạm ở các dự án lớn
- Câu lạc bộ Doanh nghiệp Trường Đại học Nguyễn Tất Thành tổng kết hoạt động năm 2023 và đề ra phương hướng cho năm 2024;
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải
(Tin Môi Trường) - Tại Lễ Khai mạc Festival Khèn Mông, Lễ hội hoa Đào rừng (Pằng Tớ Dầy) của huyện Mù Cang Chải, ông Nguyễn Tuấn Anh, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái cùng đại diện Hội BVTN&MT Việt Nam đã trực tiếp trao Bằng và Quyết định công nhận 4 Cây di sản Việt Nam cho đại diện địa phương.
Hội nghị Ban Chấp hành VACNE 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội
(Tin Môi Trường) - Sáng 26/11 tại Hà Nội, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam (VACNE) đã tổ chức Hội nghị Ban chấp hành năm 2024.
- Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam trao đổi về quản lý chất thải điện tử trong chương trình “trái đất xanh” của VTV1
- Cuốn sách “Tài nguyên thiên nhiên và chuyển đổi xanh” sẽ được hoàn thiện vào cuối năm
- Các cấp chính quyền và đoàn thể, cộng đồng nhân dân chung tay trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh