Tin môi trường và bạn đọc » Cầu nối
Bình Dương: Trại nuôi heo… hại dân !
(08:11:47 AM 09/02/2012)
Mùi hôi thối bốc lên nồng nặc. Ảnh: Ngọc Khanh
Qua đường dây nóng của Tin Môi Trường, nhiều hộ dân ở khu phố Đông Ba, P.Bình Hòa, TX. Thuận An (Bình Dương) đã phản ánh về tình trạng ô nhiễm môi trường do hoạt động chăn nuôi heo hộ ông Trần Năng Duyệt gây nên.
Bãi chất thải rộng mênh mông, mùi hôi thối đến nhức đầu, nước thải chảy tràn lan ra dòng kênh đen kịt phía sau trại chăn nuôi là những điều đầu tiên của PV Tin Môi Trường nhận thấy khi đến khu vực này.
Tiếp chúng tôi trong căn nhà nồng nặc mùi hôi thối, chị Lê Thị Hiền, một người dân ở gần trại chăn nuôi bức xúc “Chúng tôi chuyển đến đây ở từ năm 2005, và từ đó đến nay đã phải chịu đựng tình trạng ô nhiễm môi trường do trại heo của ông Duyệt gây ra. Chúng tôi cũng đã góp ý với ông Duyệt nhiều lần, thậm chí cũng kiến nghị ra khu phố nhưng mọi việc chưa được giải quyết thấu đáo !”
Theo quan sát của chúng tôi, bên cạnh một mảnh đất rộng gần 400 m2 chứa đầy phân heo nằm ngay sát nhà chị Hiền là hàng trăm con gà, vịt đang vô tư tìm kiếm thức ăn ngay trên đống chất thải khổng lồ. Bên cạnh đó là một con kênh nhỏ cũng đã trở nên đen ngòm, chứa đầy phân heo, rác thải, mùi hôi thối bốc lên nồng nặc.
Dòng kênh sau nhà đen kịt, mùi hôi thối nồng nặc đến nhức đầu. Ảnh: Ngọc Khanh
Nhiều người dân ở đây cho biết những lúc trời mưa hoặc triều cường, nước từ con kênh phía sau tràn vào, tạo thành một cái hồ đen ngòm hôi thối.
Cũng chính vì sống trong môi trường như vậy nên hai đứa con nhỏ của chị Hiền suốt ngày đau bệnh. Cầm trên tay gần 20 đơn thuốc của con, chị Hiền đau xót “ Đứa lớn mới 7 tuổi mà đã bị viêm phế quản mãn tính. Cháu nó đi học mà đau ốm suốt, nghỉ học triền miên. Còn đứa nhỏ đang học mẫu giáo, nhưng cũng nghỉ học rất nhiều vì đau bệnh. Gần như tháng nào chúng tôi cũng phải đưa cháu đi khám, đủ cả, viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi, ho kéo dài…làm cho các cháu ngày càng còi cọc. Bác sĩ nói phải tránh hít thở không khí ô nhiễm mới có thể đỡ bệnh, nhưng hoàn cảnh này thì….”
Chị Hiền cho biết thêm, vào mùa mưa, đống chất thải đó thường xuyên bị ngập nước, tạo điều kiện cho ruồi muỗi sinh sôi nảy nở nhiều vô kể. Chị và nhiều người dân trong khu vực này đã bị sốt xuất huyết. Ngoài ra, các triệu chứng như đau đầu, viêm thanh quản thì hầu như ai cũng bị. Ngồi ở nhà chị Hiền chưa được 30 phút, chúng tôi đã bắt đầu thấy khó thở, nhức đầu do hít phải thứ mùi khó chịu đó.
Hàng chục đơn thuốc trong những lần khám bệnh của hai cháu bé nhà chị Hiền. Ảnh: Ngọc Khanh
Trao đổi với Tin Môi Trường, ông Trần Văn Đông, Trưởng Khu phố Đông Ba cho biết: “Tình trạng chăn nuôi heo gây ô nhiễm môi trường của hộ ông Trần Năng Duyệt và bà Phạm Thị Thu đã xảy ra từ lâu. Chúng tôi đã một lần tiến hành hòa giải, đồng thời yêu cầu hộ ông Duyệt cải thiện tình trạng sản xuất gây ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, đến nay ông Duyệt vẫn chưa thực hiện. Chúng tôi đã kiến nghị lên Phường và Phường đã cho người tiến hành kiểm tra, xử lý”.
Ông Lê Quốc Tiến, cán bộ Môi trường P. Bình Hòa đã xác nhận: “Tình trạng chăn nuôi gây ô nhiễm môi trường của hộ ông Trần Năng Duyệt chúng tôi đã được nghe phản ánh và đã tiến hành kiểm tra, lập biên bản đối với hành vi này vào ngày 1/2/2012. Theo đó, chúng tôi đã yêu cầu hộ ông Duyệt trong thời gian 04 tháng phải ngưng hoạt động chăn nuôi heo, trong thời gian cam kết ngưng chăn nuôi phải đảm bảo vệ sinh môi trường, không để ảnh hưởng đến các hộ dân xung quanh. Tổ kiểm tra sẽ tiến hành lấy mẫu nước thải để xét nghiệm, xử lý vào thời điểm khác. Biên bản này chúng tôi cũng đã trình lên cấp trên xem xét giải quyết. Tuy nhiên, đến ngày 1/6/2012, hộ ông Duyệt- bà Thu sẽ phải ngưng mọi hoạt động sản xuất để đảm bảo môi trường sống trong lành cho các hộ dân trong khu vực”.
Bãi chất thải khổng lồ từ trại chăn nuôi heo của ông Duyệt. Ảnh: Ngọc Khanh
Như vậy, theo như lời ông Tiến nói thì từ đây đến ngày 1/6/2012, người dân ở khu phố Đông Ba, P.Bình Hòa, TX. Thuận An (Bình Dương) phải tiếp tục sống chung với mùi phân hôi thối từ trại chăn nuôi của ông Trần Năng Duyệt ?
7 năm gây ô nhiễm môi trường trầm trọng nhưng chưa xử phạt !
Biên bản kiểm tra của UBND Phường nêu rõ: “Nước thải phát sinh từ việc tắm rửa cho heo và vệ sinh chuồng trại mỗi ngày khoảng 05m3, được thu gom cùng với phân heo vào hệ thống hầm chứa biogas có dung tích khoảng 12m3. Sau đó, nước tràn được thải thẳng ra kênh”. Như vậy với cách tính như trên, mỗi tháng hộ ông Duyệt đã thải trực tiếp ra dòng kênh gần 150m3 chất thải, lượng chất thải này tích tụ trong suốt gần 7 năm qua gây ô nhiễm môi trường trầm trọng là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, ông Tiến cho biết, vẫn đang chờ cấp trên xem xét, lấy mẫu nước thải để làm căn cứ xử phạt hành chính với hộ ông Duyệt.
Ý kiến bạn đọc về: Bình Dương: Trại nuôi heo… hại dân !
-
Người dân (10:44:49 AM 09/02/2012)Vẫn còn 4 tháng
Đã chịu đựng 7 năm rồi mà vẫn còn 4 tháng. Thôi, mọi người hãy cứ hi vọng 4 tháng nữa quyết định trên sẽ trở thành sự thật
-
Tuấn Euro (10:46:49 AM 09/02/2012)Cần theo dõi
Tôi đề nghị Tin môi trường theo dõi vụ việc này. Nếu không 4 tháng nữa mà quyết định kia lại không thành sự thật thì dân lại khổ. Họ chịu đựng quá đủ rồi. Hãy xem đống đơn thuốc của con chị Hiền là biết thôi
-
Ý kiến (10:50:25 AM 09/02/2012)Một người chăn nuôi làm cả trăm người khổ
Một người chăn nuôi, lợi nhuận được bao nhiêu thì không biết. Nhưng hàng trăm người dân phải oằn mình chịu khổ. Rồi bệnh tật triền miên, sức khỏe giảm sút....hỏi vậy có đáng không??
-
Họ và tên (10:53:05 AM 09/02/2012)Sáng kiến
Ông Duyệt mà bán đống phân heo đó cho nhà máy đạm Phú Mỹ chắc phát tài to nhỉ? Một ý tưởng kinh doanh hay đó chứ
-
Thanh Xuân (10:57:20 AM 09/02/2012)Xử phạt như thế nào nhỉ?
Với những hành vi như thế này thì xử phạt sao ta. Mà tôi không thể tin là ở giữa thị xã lại tồn tại một đống chất thải ghê rợn đến như vậy. Tội nghiệp người dân xung quanh
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành”
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành”
- Mời viết bài tham dự Hội thảo quốc tế về Đánh giá tác động môi trường lần thứ 8 tại Hàn Quốc
- Câu lạc bộ Đạp xe Môi trường kết nối Cây Di sản kiện toàn tổ chức, triển khai nhiệm vụ năm 2025
- Thêm 6 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam
- Cây đa hơn 300 tuổi tại thành phố Chí Linh được vinh danh là Cây di sản
- Hội BVTN&MT tỉnh Đồng Nai khắc phục khó khăn, duy trì những hoạt động thiết thực
- Bộ TN-MT yêu cầu Đồng Nai xử lý vi phạm ở các dự án lớn
- Câu lạc bộ Doanh nghiệp Trường Đại học Nguyễn Tất Thành tổng kết hoạt động năm 2023 và đề ra phương hướng cho năm 2024;
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Cây Thị tại đền - chùa Thái, thành phố Hải Phòng được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Cây Thị gần 400 năm, chu vi thân 2,9 mét, trong khuôn viên đền – chùa Thái, thôn Trấn Nam, xã Trấn Dương, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng vừa được chính quyền và nhân dân xã Trấn Dương long trọng tổ chức lễ đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam vào ngày 22/9/2024.
Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam trao đổi về quản lý chất thải điện tử trong chương trình “trái đất xanh” của VTV1
(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 01/10/2024, tại Trường quay của Đài Truyền hình Việt Nam, Chương trình “Trái Đất xanh” do VTV1 thực hiện đã có buổi trao đổi của Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam về chủ đề “Quản lý chất thải điện tử”.