Tin môi trường và bạn đọc » Cầu nối
Bình Chánh: Học sinh phải học cùng mùi phân heo
(13:26:31 PM 29/08/2014)Nội dung thư của giáo viên của TRƯỜNG THPT BÌNH CHÁNH (Địa chỉ: D17/1D, đường Huỳnh Văn Trí, xã Bình Chánh, huyện Bình Chánh, TPHCM) gửi Tin Môi Trường đã viết:
"Tôi là giáo viên ở Trường THPT Bình Chánh. Bản thân rất bức xúc và đau lòng khi phải ngày ngày nhìn các lớp học trò đang phải chịu hít thở những mùi hôi thối từ những trang trại nuôi heo ngay kế bên Trường THPT Bình Chánh.
Cách đây 3 năm, các hộ dân này đã nuôi heo gần trường. Giáo viên trong trường đã có phản ánh lên Ban giám hiệu nhà trường rất nhiều lần về thực trạng học sinh đang phải học chung với mùi phân heo từ các trại nuôi heo này thả ra. Tuy nhiên suốt 3 năm nay tình hình vẫn không có gì thay đổi.
Thiết nghĩ một ngôi trường thì phải là nơi có khung cảnh thơ mộng trong lành...Nhưng ôi thôi không thể chịu được !
Kính mong Tin Môi Trường phản ánh giúp về sự việc này lên cấp có thẩm quyên để họ xem xét nhanh chóng giải quyết sự việc để đem lại bầu không khí trong lành, giúp các em học sinh học tập được đảm bảo.
Trân trọng cảm ơn!"
Dưới đây là những hình ảnh do giáo viên Trường THPT Bình Chánh cung cấp cho Tin Môi Trường:
Trường THPT Bình Chánh cực kỳ thơ mộng
Nhưng toàn bộ dãy phòng này hàng ngày học sinh phải học chung cùng mùi phân heo
Cận cảnh các chuồng heo gần trường học
Hàng ngày học sinh đến lớp phải học chung với mùi hôi thối của phân heo
Ý kiến bạn đọc về: Bình Chánh: Học sinh phải học cùng mùi phân heo
-
Nguyễn Minh Hoàng (21:45:45 PM 11/09/2014)Tại sao mấy năm nay trường không giải quyết ?
Dạ em năm nay học lớp 9 ở THCS Bình Chánh em biết " Mùi Phân Heo " ở trường bình chánh từ cũng lâu rồi mà nghe mấy anh chị phản ánh nhiều quá nên xin trường có 1 biện pháp giải quyết kiệp thời Học Sinh đi học vào lớp chi có học tập vào trao dồi kiến thức chứ học sinh vào lớp là nghe mùi "phân heo" thì có tâm trạng để học hành ? Mỗi ngày học sinh và giáo viên vào lớp chỉ để có 1 bầu không khí thật là sôi nổi Nhưng khi vào trong lớp nghe mùi " Phân Heo" thì cảm giác ra sao ? Nghe riết thì có thể nhiễm cấp tính thì coi chừng nhiễm từ từ. Em nao thay ngui hoai met moi la dang Ngo doc do. xin BGH nhà trường xem xét để năm sau em có thề qua học với 1 bầu không khí thật là vui vẻ với thầy cô không có 1 áp lực nào và cũng không có " Mùi Phân Heo "
-
nguyenphuoclam (15:16:05 PM 13/09/2014)Hộ dân nêu trên đã cố khắc phục tình trạng mùi hôi
Người giáo viên nêu trên ........ , liệu có biết chính xác trang trại này lập từ năm nào không ? có biết họ đã cố gắng để xây những hố gas nhằm giảm thỉu mùi hôi ko ???? , hay chỉ đứng trên lầu rồi nhìn xuống chụp ảnh chưa thực tế rồi đem lên báo ?? Chúng tôi đã cố gắng xây 2 hố gas để dự trữ phân heo nhằm hạn chế mùi hôi thối , còn nhà trường từ lúc thành lập đến nay đã có mấy lần sang nhà và nói chuyện ??? chưa lần nào , toàn là đi thưa đi kiện với cán bộ môi trường huyện , và ho. cũng đã xuống , ko lấy cớ j mà buộc chúng tôi ngừng chăn nuôi , trong khi việc vệ sinh chuồng trại chúng tôi đã làm rất tốt , việc mùi hôi thối là do mùi đặc trưng bắc buộc phải có trong việc chăn nuôi heo , nhìu khi chạy xe ngoài đường nhũng xe chở heo còn hôi, thối hơn ..... Theo như người giáo viên trên chúng tôi phải ngừng việc chăn nuôi ??? phải bỏ đi tất cả vốn liến đầu tư vào đó để hết hôi ??? Tôi xin nói thêm trang trại chúng tôi có từ trước khi trường được xây , trường xây vào khoảng 2005 hiện nay là 2014 mà giáo viên nêu trên lại nói là từ cách đây 3 năm ??? những thông tin đáng lẻ có thể dễ biết như vậy mà còn không biết . những gì các giáo viên dạy cho học sinh liệu có đáng tin ???
-
DAVID (02:49:34 AM 23/09/2014)VÌ LỢI ÍCH CHUNG
Gia đình bạn thân mến! Tôi đã không biết trang trại heo của gia đình bạn được xây cất vào thời gian nào! Nhưng trước đó 3 năm thì tình trạng hôi thối không có như 3 năm trở lại đây và củng chẳng ai để ý đến việc gia đình bạn mở rộng chuồng trại , tăng thêm số lượng heo làm gì. Thực tế thì 3 năm trở lại đây mùi hôi thối tác động trực tiếp lên dãy phòng học. Toàn bộ học sinh ở dãy phòng học này phải hứng chịu sự ô nhiễm này hàng ngày, hàng giờ, từng phút, từng giây. Thử hỏi gia đình bạn cho con em mình ra ngồi kế chuồng heo mà học tập và luôn luôn phải hít thở không khí độc hại vậy thì thành quả thu được là bao?. Về việc gia đỉnh bạn so sánh với những chiếc xe chở heo ở ngoài quốc lộ (trong thanh phố không bao giờ có) thì điều này quá khập khiểng. Một điều nữa là giáo viên hay bất kì một ai củng không thể hoàn toàn nắm bắt hết và chính xác 100% toàn bộ thông tin được. Có mấy điều muốn nói với gia đình bạn: thứ nhất là: Dẫu biết gia đỉnh bạn đã có xây hố gas để chứa chất thải, mà gia đình bạn có làm vệ sinh chuồng trại liên tục không?...Mùi hôi thối gớm quá!. Vẫn biết là không biết heo đi vệ sinh khi nào nhưng điều này gia đình bạn có thể kiểm soát được (bằng cách cho ăn đúng giờ) và phải vệ sinh chuồng trại thường xuyên,gia đình bạn làm được thì học sinh không phải luôn luôn hứng chịu mà chỉ còn là khoảnh khắc mà thôi. thứ hai là: Về vấn đề hố gas thì gia đình bạn củng phải nghiên cứu đến việc xử lý nguồn gas thoát ra chứ, có thể tận dụng làm khí đốt hoặc xử lý sạch sẽ và bán được, không nên để thải một cách tự nhiên ra không khí như thế. thứ ba là: Tôi khẳng định với gia đình bạn là những điều giáo viên dạy học sinh hầu hết là đều đáng tin, chỉ duy nhất một điều nói dối các em khi nói "Các em được đi học là vui, may mắn, sung sướng và hạnh phúc" nhưng chưa chắc bởi thực tế các em đang rất cực khổ học tập, thời gian học quá nhiều hầu hết cả tuần và học cả ngày và luôn luôn phải chịu đựng sự ô nhiễm này. Nếu tình trạng không khả thi thì chúng tôi phải nhờ đến sự giúp đở của cấp có thẩm quyền cao hơn Vì lợi ích chung của các em! Thân chào gia đình bạn!.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành”
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành”
- Mời viết bài tham dự Hội thảo quốc tế về Đánh giá tác động môi trường lần thứ 8 tại Hàn Quốc
- Câu lạc bộ Đạp xe Môi trường kết nối Cây Di sản kiện toàn tổ chức, triển khai nhiệm vụ năm 2025
- Thêm 6 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam
- Cây đa hơn 300 tuổi tại thành phố Chí Linh được vinh danh là Cây di sản
- Hội BVTN&MT tỉnh Đồng Nai khắc phục khó khăn, duy trì những hoạt động thiết thực
- Bộ TN-MT yêu cầu Đồng Nai xử lý vi phạm ở các dự án lớn
- Câu lạc bộ Doanh nghiệp Trường Đại học Nguyễn Tất Thành tổng kết hoạt động năm 2023 và đề ra phương hướng cho năm 2024;
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải
(Tin Môi Trường) - Tại Lễ Khai mạc Festival Khèn Mông, Lễ hội hoa Đào rừng (Pằng Tớ Dầy) của huyện Mù Cang Chải, ông Nguyễn Tuấn Anh, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái cùng đại diện Hội BVTN&MT Việt Nam đã trực tiếp trao Bằng và Quyết định công nhận 4 Cây di sản Việt Nam cho đại diện địa phương.
Hội nghị Ban Chấp hành VACNE 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội
(Tin Môi Trường) - Sáng 26/11 tại Hà Nội, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam (VACNE) đã tổ chức Hội nghị Ban chấp hành năm 2024.
- Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam trao đổi về quản lý chất thải điện tử trong chương trình “trái đất xanh” của VTV1
- Cuốn sách “Tài nguyên thiên nhiên và chuyển đổi xanh” sẽ được hoàn thiện vào cuối năm
- Các cấp chính quyền và đoàn thể, cộng đồng nhân dân chung tay trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh