Tin môi trường và bạn đọc » Cầu nối
Bình Chánh: Hộ dân nuôi bò, heo trong khu dân cư gây ô nhiễm
(16:13:51 PM 21/04/2013)Hộ ông Hai Liếp số E49, Thới Hòa, ấp 5, Vĩnh Lộc A, Bình Chánh, Tp.HCM nuôi heo và bò ngay trong khu dân cư nhưng không có hệ thống xử lý chất thải.
Theo như phản ánh của người dân đang sinh sống tại ấp 5, đường Thới Hòa, xã Vĩnh Lộc A, huyện Bình Chánh, Tp.HCM cho biết thì hộ ông Hai Liếp số E49, Thới Hòa, ấp 5, Vĩnh Lộc A, Bình Chánh, Tp.HCM đang nuôi heo và bò trong khu dân cư nhưng không có hệ thống xử lý chất thải.
Theo quy định, việc chăn nuôi bắt buộc phải có hệ thống xử lý chất thải để đảm bảo vệ sinh môi trường và không gây ảnh hưởng đến người xung quanh, cảnh quan khu dân cư. Và nếu không có hệ thống xử lýchất thải sẽ bị cấm chăn nuôi ở khu dân cư.
Tuy nhiên, việc ông Hai Liếp chăn nuôi gia súc đã lâu nhưng không có hệ thống xử lý nước thải, và hệ thống xử lý mùi hôi gây khó chịu. Trên lý thuyết, việc này đã làm trái với quy định của nhà nước về vệ sinh môi trường, trên thực tế thì gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, môi trường và cảnh quan khu dân cư.
Đại diện người dân tại khu dân cư bức xúc: Chúng tôi rất ít thời gian cho việc nghĩ ngơi để lấy lại sức cho ngày làm việc kế tiếp.Nhưng ngày nào cũng phải sống trong môi trường như vậy, Chúng tôi không thể chịu đựng được.
Người dân phân tích, việc ông Hai Liếp chăn nuôi gia súc nhưng không có hệ thống xử lý nước thải, và hệ thống xử lý mùi hôi đã gây ra rất nhiều hệ lụy mà khiến mọi người sống xung quanh đang phải gánh chịu.
Thứ nhất, chăn nuôi không có hệ thống xử lý mùi hôi không những bốc mùi gây khó chịu cho những hộ dân sống xung quanh mà còn ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe, có thể gây những bệnh liên quan đến đường hô hấp.
Thứ hai, chăn nuôi không có hệ thống xử lý chất thải sẽ ảnh hưởng đến mỹ quan khu dân cư. Việc nước thải và chất thải rắn xả ra môi trường mà không xử lý đúng hoặc không để đúng nơi quy định sẽ tạo ra những dòng nước đen. Mất mỹ quan là một chuyện, với dòng chất thải rắn màu đen kịch này sẽ thu hút nhiều côn trùng, con vật trung gian gây hại như ruồi, muỗi, bọ…từ những con vật này sẽ gây những bệnh trung gian. Cuối cùng người chịu ảnh hưởng cũng chính là con người chúng ta.
Thứ ba, đa phần người dân ở khu vực này là công nhân ở Khu Công nghiệp Vĩnh Lộc, sau thời gian làm việc mệt mỏi, người dân cần có thời gian nghĩ ngơi và không khí trong lành, thoáng mát để giải lao, hồi phục sức khỏe, để chuẩn bị cho ngày làm việc tiếp theo.
Người dân đã nhiều lần báo với chính quyền địa phương, nhờ chính quyền can thiệp mong ông Hai Liếp giải tỏa hoặc có biện pháp khắc phục, cải thiện tình hình tốt hơn, nhưng chưa được quan tâm, vì thế chưa có kết quả và tình trạng trên đã và đang xảy ra hàng ngày gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống và sức khỏe người dân.
Một số hình ảnh về hộ ông Hai Liếp số E49, Thới Hòa, ấp 5, Vĩnh Lộc A, Bình Chánh, Tp.HCM đang nuôi heo và bò nhưng không có hệ thống xử lý chất thải gây ô nhiễm do người dân cung cấp cho Cổng Thông tin Môi trường Việt Nam:
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành”
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành”
- Mời viết bài tham dự Hội thảo quốc tế về Đánh giá tác động môi trường lần thứ 8 tại Hàn Quốc
- Câu lạc bộ Đạp xe Môi trường kết nối Cây Di sản kiện toàn tổ chức, triển khai nhiệm vụ năm 2025
- Thêm 6 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam
- Cây đa hơn 300 tuổi tại thành phố Chí Linh được vinh danh là Cây di sản
- Hội BVTN&MT tỉnh Đồng Nai khắc phục khó khăn, duy trì những hoạt động thiết thực
- Bộ TN-MT yêu cầu Đồng Nai xử lý vi phạm ở các dự án lớn
- Câu lạc bộ Doanh nghiệp Trường Đại học Nguyễn Tất Thành tổng kết hoạt động năm 2023 và đề ra phương hướng cho năm 2024;
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải
(Tin Môi Trường) - Tại Lễ Khai mạc Festival Khèn Mông, Lễ hội hoa Đào rừng (Pằng Tớ Dầy) của huyện Mù Cang Chải, ông Nguyễn Tuấn Anh, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái cùng đại diện Hội BVTN&MT Việt Nam đã trực tiếp trao Bằng và Quyết định công nhận 4 Cây di sản Việt Nam cho đại diện địa phương.
Hội nghị Ban Chấp hành VACNE 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội
(Tin Môi Trường) - Sáng 26/11 tại Hà Nội, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam (VACNE) đã tổ chức Hội nghị Ban chấp hành năm 2024.
- Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam trao đổi về quản lý chất thải điện tử trong chương trình “trái đất xanh” của VTV1
- Cuốn sách “Tài nguyên thiên nhiên và chuyển đổi xanh” sẽ được hoàn thiện vào cuối năm
- Các cấp chính quyền và đoàn thể, cộng đồng nhân dân chung tay trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh