Tin môi trường và bạn đọc » Cầu nối
Thứ bảy, 18/01/2025, 18:25:33 PM (GMT+7)
Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án thủy điện Pak Beng còn nhiều thiếu sót
(18:02:12 PM 29/05/2017)(Tin Môi Trường) - Tổ chức Sông ngòi Quốc tế vừa công bố báo cáo về kết quả rà soát Báo cáo đánh giá tác động môi trường và các tài liệu đi kèm của Dự án thủy điện Pak Beng trên dòng chính sông Mekong. Báo cáo đã chỉ ra những thiếu sót nghiêm trọng của các tài liệu và đưa ra các khuyến cáo cụ thể đối với các nhà phát triển dự án. Dưới đây là bản dịch tóm tắt báo cáo của PanNature.
>> Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ >> VACNE phối hợp tổ chức tập huấn cho các thầy cô vùng duyên hải Bắc bộ về giáo dục môi trường, giảm rác thải nhựa đại dương >> Kết hợp chuyển đổi xanh, chuyển đổi số lĩnh vực môi trường để phát triển bền vững >> Bộ Tài nguyên và Môi trường hoãn thi tuyển công chức >> Đại diện Bộ Nội vụ và Bộ TN-MT đánh giá cao vai trò của VACNE trong xây dựng phát triển bền vững của đất nước
Ảnh minh hoạ: IE
Tổ chức Sông ngòi Quốc tế (International Rivers) đã ủy thác cho bốn chuyên gia rà soát các tài liệu dự án đập Pak Beng nhằm đánh giá chất lượng các báo cáo do nhà phát triển đập là Công ty Năng lượng Datang thực hiện. Việc rà soát được tiến hành với Báo cáo Đánh giá tác động môi trường của dự án thủy điện Pak Beng và các tài liệu đi kèm bao gồm Đánh giá tác động môi trường và xã hội xuyên biên giới; Đánh giá tác động tích lũy; Đánh giá tác động xã hội; Kế hoạch hành động tái định cư; và Báo cáo thiết kế đường di cư cho cá. Các chuyên gia thực hiện rà soát này có chuyên môn về nhiều lĩnh vực như giảm thiểu tác động tới thủy sản, về tác động xã hội và tái định cư, tác động về giới, luật môi trường và các tiêu chuẩn quốc tế trong đánh giá tác động.
Nhìn chung, kết quả rà soát cho thấy tài liệu dự án chỉ cung cấp một bức tranh vô cùng hạn hẹp về các tác động môi trường và xã hội tiềm tàng của dự án Pak Beng, đặc biệt sơ suất trong đánh giá tác động xuyên biên giới và tác động tích lũy của dự án.
Những phát hiện chính
Dữ liệu được trình bày trong các báo cáo như dữ liệu về thủy sản, thuỷ văn và trầm tích chủ yếu được trích dẫn từ các nghiên cứu năm 2011 và các năm trước đó, ít xem xét đến thông tin gần đây và những thay đổi của sông Mê Kông bao gồm cả việc xây dựng hai đập Xayaburi và Don Sahong. Nhìn chung, các báo cáo cho thấy sự thiếu hiểu biết về hệ sinh thái phức tạp của sông Mê Kông và các hoạt động phát triển hiện có trên dòng sông này. Việc không đầy đủ dữ liệu nền cũng đồng nghĩa rằng các biện pháp giảm thiểu được đề xuất nhằm hạn chế thiệt hại do mất đường di cư của cá và giải quyết các tác động xã hội của đập Pak Beng không phải là những giải pháp đáng tin cậy.
Các thiếu sót quan trọng của các nghiên cứu được xác định thông qua đánh giá độc lập bao gồm:
Thông tin không đầy đủ - do việc lấy mẫu hạn chế - trong việc xác định các nguồn cá đang đối mặt với rủi ro và phục vụ đánh giá tác động dự kiến của đập Pak Beng với cá sông Mê Kông trong khu vực dự án, cũng như thượng lưu và hạ lưu con đập. Các biện pháp được đề xuất để giảm thiểu tác động đối với luồng di cư cá không được kiểm chứng trong lưu vực sông Mê Kông và do đó không thể đánh giá hiệu quả.
Hạn chế trong việc đánh giá và tài liệu hóa các tác động xã hội của đập Pak Beng đối với các cộng đồng buộc phải tái định cư và người dân ở thượng nguồn cũng như hạ nguồn dự án. Các kế hoạch giảm nhẹ tác động, bồi thường dựa trên các giả định chưa được chứng minh và phi thực tế, phụ thuộc nhiều vào các mô hình được sử dụng cho các dự án thủy điện quy mô lớn khác ở Lào mà phần lớn đều thất bại trong việc thực hiện các cam kết phục hồi sinh kế hoặc giảm thiểu thiệt hại môi trường.
Đánh giá chưa đầy đủ các tác động của đập Pak Beng đến các cộng đồng ở Thái Lan do ảnh hưởng của biến động thủy văn đối với dòng sông và cản trở đường di cư của cá, trong đó có cả cá tra dầu trên sông Mê Kông. Tầm quan trọng của nghề cá và sinh kế dựa vào dòng sông Mê Kông ở Thái Lan cũng chưa được đánh giá đúng mức vì các dữ liệu đầu vào không đầy đủ và thiếu cập nhật.
Không có sự tham gia thiết thực của cộng đồng trong quá triển khai Đánh giá tác động môi trường xuyên biên giới; không tham vấn các cộng đồng bị ảnh hưởng bởi dự án; không có các nghiên cứu về những tác động xuyên biên giới tiềm ẩn tới Campuchia và Việt Nam.
Không xem xét đến các tác động tích lũy của dự án với các đập khác trên sông Mê Kông và trong lưu vực, bao gồm hai đập Xayaburi và Don Sahong.
Báo cáo rà soát kết luận rằng các tài liệu dự án đập Pak Beng đã gửi tới Ủy ban Sông Mê Kông (MRC) theo Thủ tục thông báo, Tham vấn và Thỏa thuận trước (PNPCA) không đủ để đưa ra những đánh giá có ý nghĩa về các tác động môi trường và xã hội của dự án cũng như tính khả thi của các biện pháp đề xuất để giảm nhẹ tác động. Hơn nữa, các nghiên cứu đánh giá tác động cũng không tính đến việc xây dựng đập Pak Beng trong bối cảnh các đập khác đang được xây dựng và được đề xuất trên dòng chính sông Mê Kông cũng như trên lưu vực.
Trong khi đó, các dữ liệu nền đầy đủ, cập nhật và đáng tin cậy là tối cần thiết để hiểu rõ những rủi ro của việc xây dựng đập Pak Beng đối với thủy sản, thuỷ văn, dòng trầm tích cùng với những tác động đến sinh kế của cộng đồng người dân Mê Kông. Việc thu thập đầy đủ các dữ liệu nền cũng rất quan trọng trong việc xây dựng các biện pháp giảm nhẹ đặc thù và phù hợp, cũng như các hệ thống giám sát có hiệu quả. Như Đánh giá môi trường chiến lược do MRC ủy thác thực hiện từng cảnh báo: "để cầu thang cá hiệu quả thì phải cân nhắc ngay từ giai đoạn quy hoạch đầu tiên khi xác định vị trí cũng như thiết kế của đập, và cầu thang phải được thiết kế cho các loài cá cụ thể."
Các khuyến nghị chính
Do những thiếu sót nghiêm trọng trong các báo cáo tác động của dự án Pak Beng, các nhà phát triển dự án cần thực hiện một Báo cáo Đánh giá tác động môi trường mới, sử dụng các dữ liệu thu thập trong mười năm gần đây cũng như các nghiên cứu cập nhật về thủy sản, thủy văn và các tác động xuyên biên giới.
Cần triển khai một chương trình giám sát môi trường toàn diện và thực hiện các nghiên cứu ngay lập tức, trước khi đưa ra các quyết định liên quan đến đập Pak Beng. Điều quan trọng là các nghiên cứu nền phải được tiến hành trước quyết định xây dựng, trước khi khu vực bị tác động và môi trường bị thay đổi.
Các nghiên cứu giám sát môi trường cần bao gồm:
Thu thập dữ liệu về cá trong khu vực dự án trong tất cả các mùa và trong ít nhất 2 năm, sử dụng các kỹ thuật thu thập chủ động và thụ động. Đặc tính của các loài cá di cư và không di cư cần phải được nghiên cứu kỹ lưỡng. Quá trình giám sát nên định lượng số lượng và sinh khối của cá không di cư; số lượng cũng như thời điểm cá sinh sản di cư lên thượng nguồn và trứng cá, cá con xuôi xuống hạ nguồn.
Nghiên cứu tại phòng thí nghiệm và nghiên cứu thực địa cần được tiến hành để đánh giá hiệu quả của các đề xuất cầu thang ở thượng nguồn nhằm giảm nhẹ ảnh hưởng cũng như hậu quả của tuabin đối với cá khi di chuyển xuống hạ nguồn.
Cần các nghiên cứu toàn diện về các tác động xã hội tiềm tàng ở phía thượng lưu và hạ lưu khu vực dự kiến xây đập đập, định lượng số lượng thực tế các cộng đồng bị ảnh hưởng dựa trên dữ liệu cập nhật. Các nghiên cứu phải thực hiện trên các dữ liệu nền chi tiết về các cộng đồng bị ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp bởi đập Pak Beng dựa trên bối cảnh xã hội, kinh tế và văn hoá đặc thù. Bản báo cáo phải cung cấp nhiều thông tin hơn về các ảnh hưởng một cách bất bình đẳng của việc xây dựng đập Pak Beng đối với phụ nữ.
Các cơ chế giải quyết thỏa đáng tác động xã hội cần được thiết lập, bao gồm cơ chế cho các cộng đồng sẽ phải di dời và những người vốn sống dựa vào sông này bị gián đoạn sinh kế do đập. Một cơ chế đánh giá độc lập về phân bổ đất đai cho tái định cư cần được triển khai cấp bách với sự tham gia của những người dân buộc phải tái định cư .
Một cơ chế giám sát độc lập là vô cùng cần thiết để đảm bảo rằng công ty xây dựng đập hoặc các cơ quan chức năng có trách nhiệm giải trình nếu các cam kết bồi thường và các phúc lợi tái định cư không được hiện thực hóa hoặc nếu các tác động của dự án tệ hơn so với dự kiến trong thỏa thuận và văn kiện dự án.
Cần tiếp tục nghiên cứu về các tác động của đập Pak Beng ở Thái Lan dựa trên các dữ liệu nền đầy đủ về thủy sản và sinh kế của các cộng đồng người Thái.
Đánh giá tác động môi trường và xã hội xuyên biên giới phải được chỉnh sửa để các dữ liệu tích lũy trong 10 năm gần đây được đưa vào. Báo cáo cũng nên xem xét mô hình kinh tế mới về các tác động tiềm tàng, cập nhật giá trị kinh tế của các loài cá, nguồn lợi cá và chi phí cần thiết để bù đắp những tổn thất về nguồn cá và các nguồn lợi thủy sản khác.
Tham vấn một cách thực chất với các cộng đồng bị ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp bởi đập Pak Beng, bao gồm cộng đồng ở các quốc gia láng giềng, phải được thực hiện theo các tiêu chuẩn quốc tế trước khi quyết định triển khai dự án.
Các nghiên cứu dự án cập nhật phải được trình lên Uỷ ban Sông Mê Kông (MRC) để nhóm đánh giá kỹ thuật của MRC cùng với các quốc gia thành viên MRC xem xét theo thủ tục Tham vấn trước. Việc đưa ra quyết định, quá trình chuẩn bị và ký các thỏa thuận dự án cho đập Pak Beng phải tạm dừng cho đến khi có đủ thông tin để đánh giá tác động của dự án một cách cẩn trọng trong bối cảnh hiện tại của lưu vực sông Mê Kông. Chỉ khi các nghiên cứu dự án được coi là phù hợp dựa trên các đánh giá độc lập thì quá trình tham vấn khu vực và ra quyết định về đập Pak Beng mới nên được phép triển khai.
BTV
Gửi ý kiến bạn đọc về: Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án thủy điện Pak Beng còn nhiều thiếu sót
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành”
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành”
- Mời viết bài tham dự Hội thảo quốc tế về Đánh giá tác động môi trường lần thứ 8 tại Hàn Quốc
- Câu lạc bộ Đạp xe Môi trường kết nối Cây Di sản kiện toàn tổ chức, triển khai nhiệm vụ năm 2025
- Thêm 6 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam
- Cây đa hơn 300 tuổi tại thành phố Chí Linh được vinh danh là Cây di sản
- Hội BVTN&MT tỉnh Đồng Nai khắc phục khó khăn, duy trì những hoạt động thiết thực
- Bộ TN-MT yêu cầu Đồng Nai xử lý vi phạm ở các dự án lớn
- Câu lạc bộ Doanh nghiệp Trường Đại học Nguyễn Tất Thành tổng kết hoạt động năm 2023 và đề ra phương hướng cho năm 2024;
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải
(Tin Môi Trường) - Tại Lễ Khai mạc Festival Khèn Mông, Lễ hội hoa Đào rừng (Pằng Tớ Dầy) của huyện Mù Cang Chải, ông Nguyễn Tuấn Anh, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái cùng đại diện Hội BVTN&MT Việt Nam đã trực tiếp trao Bằng và Quyết định công nhận 4 Cây di sản Việt Nam cho đại diện địa phương.
Hội nghị Ban Chấp hành VACNE 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội
(Tin Môi Trường) - Sáng 26/11 tại Hà Nội, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam (VACNE) đã tổ chức Hội nghị Ban chấp hành năm 2024.
- Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam trao đổi về quản lý chất thải điện tử trong chương trình “trái đất xanh” của VTV1
- Cuốn sách “Tài nguyên thiên nhiên và chuyển đổi xanh” sẽ được hoàn thiện vào cuối năm
- Các cấp chính quyền và đoàn thể, cộng đồng nhân dân chung tay trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh