Tin môi trường và bạn đọc » Cầu nối
Ban hành văn bản về việc không tiêu thụ động thực vật hoang dã
(15:21:26 PM 27/01/2014)
Ảnh minh họa IE
Lý do cho việc tiêu thụ các sản phẩm động vật hoang dã làm từ hổ, gấu, cá mập, khỉ hay rắn rất đa dạng. Nhiều người tin rằng chúng có thể làm tăng khả năng sinh lý, có tác dụng chữa bệnh hay đơn giản là thể hiện đẳng cấp. Một điều chắc chắn là hiện nay, số lượng người Việt Nam có khả năng tiêu thụ các sản phẩm động thực vật hoang dã tăng lên nhiều hơn trước đây do thu nhập của họ tăng lên. Điều này đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến các loài động thực vật hoang dã cả trong và ngoài nước. Sừng tê giác có thể bán được hơn 2.200.000.000 đồng/kg, và có nhu cầu rất cao.
Số lượng các loài ở Việt Nam cũng đang bị suy giảm do quan niệm sai lầm về tác dụng chữa bệnh của chúng. Rất nhiều loài linh trưởng đặc hữu của Việt Nam bị đe doạ tuyệt chủng đang bị săn bắt để phục vụ cho việc chữa bệnh.
Anh Nguyễn Vân Trường, Cán bộ sinh học của Tổ chức Bảo tồn Động thực vật hoang dã quốc tế FFI cho biết các loài Khỉ thường bị săn bắn để nấu cao và ngâm rượu. Người ta tin rằng thứ rượu này có thể chữa đau lưng, đau đầu và giúp xương chắc khoẻ. Hậu quả là nhiều loài linh trưởng bị giết hại, bao gồm cả các loài quí hiếm.
Chính vì vậy, Đảng Cộng sản Việt Nam đã ban hành hướng dẫn trước Tết để nâng cao nhận thức về việc không buôn bán động, thực vật hoang dã trái phép là rất đáng mừng. Ban Tuyên giáo Trung ương Việt Nam gần đây đã ban hành Hướng dẫn 98-HD/BTGTW về việc công tác tuyên truyền việc thực hiện không buôn bán, tiêu thụ bất hợp pháp động vật, thực vật hoang dã, trong đó chỉ đạo Đảng viên nói riêng và quần chúng nhân dân nói chung về việc không buôn bán, tiêu thụ bất hợp pháp động, thực vật hoang dã và tuân thủ nghiêm pháp luật về cấm buôn bán và tiêu thụ trái phép động thực vật hoang dã.
Công văn hướng dẫn này có sự đóng góp của Bộ Tài nguyên môi trường và các cơ quan tổ chức liên quan trong lĩnh vực bảo vệ động thực vật hoang dã, theo thông cáo báo chí ra ngày 27 tháng 12 năm 2013 của Cục bảo tồn đa dạng sinh học Việt Nam, nhằm mục đích nâng cao nhận thức trong Đảng nói riêng và công chúng nói chung.
Tổ chức Fauna & Flora International, Wildlife Conservation Society và TRAFFIC hỗ trợ Ban tuyên giáo trong việc ban hành hướng dẫn này, hy vọng chúng có tác dụng tích cực lớn hơn nữa trong Đảng. Chúng ta hy vọng các chương trình nâng cao nhận thức sẽ được tiến hành và mong muốn phối hợp với Đảng và Chính phủ trong việc nâng cao nhận thức về nạn buôn bán động thực vật hoang dã và các vấn đề bảo tồn ở Việt Nam trong năm mới này.
Cuối cùng chúng ta hy vọng cộng đồng người Việt sẽ lựa chọn và không tiêu thụ động vật hoang dã trong dịp Tết này. Trước khi ăn động vật hoang dã, hãy nghĩ tới những tác động tới di sản tự nhiên của Việt Nam và thế giới cho con em chúng ta mai sau.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành”
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành”
- Mời viết bài tham dự Hội thảo quốc tế về Đánh giá tác động môi trường lần thứ 8 tại Hàn Quốc
- Câu lạc bộ Đạp xe Môi trường kết nối Cây Di sản kiện toàn tổ chức, triển khai nhiệm vụ năm 2025
- Thêm 6 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam
- Cây đa hơn 300 tuổi tại thành phố Chí Linh được vinh danh là Cây di sản
- Hội BVTN&MT tỉnh Đồng Nai khắc phục khó khăn, duy trì những hoạt động thiết thực
- Bộ TN-MT yêu cầu Đồng Nai xử lý vi phạm ở các dự án lớn
- Câu lạc bộ Doanh nghiệp Trường Đại học Nguyễn Tất Thành tổng kết hoạt động năm 2023 và đề ra phương hướng cho năm 2024;
Bài viết mới:
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
Cây Thị tại đền - chùa Thái, thành phố Hải Phòng được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Cây Thị gần 400 năm, chu vi thân 2,9 mét, trong khuôn viên đền – chùa Thái, thôn Trấn Nam, xã Trấn Dương, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng vừa được chính quyền và nhân dân xã Trấn Dương long trọng tổ chức lễ đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam vào ngày 22/9/2024.
Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam trao đổi về quản lý chất thải điện tử trong chương trình “trái đất xanh” của VTV1
(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 01/10/2024, tại Trường quay của Đài Truyền hình Việt Nam, Chương trình “Trái Đất xanh” do VTV1 thực hiện đã có buổi trao đổi của Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam về chủ đề “Quản lý chất thải điện tử”.