Tin môi trường và bạn đọc » Cầu nối
Ba Bể (Bắc Kạn): Dân không mặn mà bảo vệ rừng
(10:46:41 AM 14/08/2012)Từ năm 2011, khi Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng (Dự án 661) kết thúc, các hình thức chia sẻ lợi ích với cư dân vùng đệm rừng bị cắt giảm, người dân đã không còn mặn mà với việc chăm sóc và bảo vệ rừng. “Tiền hết, rừng lại thành vô chủ” là thực tế đang diễn ra tại VQG Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.
|
Do người dân ở Ba Bể không mặn mà bảo vệ rừng, nên nạn tàn phá rừng nghiến diễn ra ngày một nghiêm trọng. |
Gia đình chị Dương Thị Tiệm ở thôn Pác Nghè, xã Khang Ninh - xã vùng đệm của VQG Ba Bể, có 8 nhân khẩu nhưng không có ruộng đất, nên kinh tế gia đình gặp nhiều khó khăn. Trước đây thỉnh thoảng được đi tuần rừng theo Dự án 661, thì cuối năm gia đình cũng được ít tiền để chi phí, còn bây giờ bị cắt luôn cả khoản này nên cuộc sống khó khăn.
Chị Tiệm cho biết: “Bây giờ cái gì cũng đắt đỏ, giờ cho dân đi tuần thì cũng phải trả công. Người ta đi phụ vữa một ngày cũng được 200.000-300.000 đồng, còn đi tuần rừng được 150.000 đồng. Bây giờ chẳng có gì để khuyến khích người dân đi tuần rừng nữa, người ta chặt phá nhiều lắm. Phải cho dân đi tuần thường xuyên mới được, nếu không lâm tặc lấy hết rừng mất”.
Theo báo cáo của VQG Ba Bể, từ đầu năm đến nay đã phát hiện 31 cây nghiến bị chặt hạ với tổng khối lượng lên đến hàng trăm m3 gỗ. Đây đều là những cây gỗ quý hiếm, có tuổi đời hàng trăm năm tuổi trở lên. Ông Nông Thế Diễn- Giám đốc VQG Ba Bể cho biết: “Thách thức lớn hiện nay là Dự án 661 kết thúc nhưng Nhà nước chưa có kinh phí để giao cho người dân tham gia việc nhận khoán quản lý, bảo vệ rừng và phục hồi tái sinh rừng tự nhiên. Vì thế, thời gian vừa qua việc này cũng gây nhiều khó khăn cho chúng tôi vì dân không còn tích cực tham gia bảo vệ rừng”.
Ông Diễn cũng cho rằng: “Chính phủ và các bộ, ban, ngành cần sớm có chính sách cho công tác này. Mặc dù Chương trình bảo vệ phát triển rừng từ 2011-2020 đã được phê duyệt, nhưng việc triển khai còn rất chậm. Hiện người dân rất trông chờ vào việc nhận khoán”.
“Bây giờ chẳng có gì để khuyến khích người dân đi tuần rừng nữa, nên người ta chặt phá nhiều lắm”.
Chị Dương Thị Tiêm
Cũng theo ông Diễn: “Chúng tôi đang lập dự án để thu phí dịch vụ môi trường rừng. Đây cũng là một hướng đi rất tốt trong thời gian tới để thấy trách nhiệm của những người sử dụng tài nguyên, và ngược lại những người bỏ công sức ra chăm sóc, bảo vệ rừng cũng được hưởng phí đấy là hợp lý và cần thiết”.
Từ khi Nghị định 99 về chi trả dịch vụ môi trường rừng có hiệu lực thì VQG Ba Bể cũng đã nhận được thông tin chỉ đạo từ UBND tỉnh Bắc Kạn về triển khai thực hiện nghị định này. Đặc biệt, có dự án bảo tồn các hệ sinh thái rừng Việt Nam của Tổ chức GIZ mà; Bộ NNPTNT tổ chức triển khai điểm tại VQG Ba Bể thì vườn cùng với các chuyên gia dự án đã chuẩn bị bước đầu là điều tra, xác định các loại hình có thể tham gia vào chi trả dịch vụ bảo vệ môi trường. Trong đó có điều tra về điều kiện để thực hiện các hoạt động chi trả dịch vụ môi trường từ du lịch sinh thái.
Câu chuyện ở VQG Ba Bể không phải là cá biệt. Ở nhiều vùng đệm của các khu bảo tồn, cuộc sống của người dân, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số hết sức khó khăn. Nguồn thu từ bảo vệ rừng giúp cho đời sống của họ tốt hơn, dù ít nhưng ổn định và quan trọng hơn là gắn trách nhiệm của người dân với việc chăm sóc và bảo vệ rừng.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành”
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành”
- Mời viết bài tham dự Hội thảo quốc tế về Đánh giá tác động môi trường lần thứ 8 tại Hàn Quốc
- Câu lạc bộ Đạp xe Môi trường kết nối Cây Di sản kiện toàn tổ chức, triển khai nhiệm vụ năm 2025
- Thêm 6 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam
- Cây đa hơn 300 tuổi tại thành phố Chí Linh được vinh danh là Cây di sản
- Hội BVTN&MT tỉnh Đồng Nai khắc phục khó khăn, duy trì những hoạt động thiết thực
- Bộ TN-MT yêu cầu Đồng Nai xử lý vi phạm ở các dự án lớn
- Câu lạc bộ Doanh nghiệp Trường Đại học Nguyễn Tất Thành tổng kết hoạt động năm 2023 và đề ra phương hướng cho năm 2024;
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải
(Tin Môi Trường) - Tại Lễ Khai mạc Festival Khèn Mông, Lễ hội hoa Đào rừng (Pằng Tớ Dầy) của huyện Mù Cang Chải, ông Nguyễn Tuấn Anh, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái cùng đại diện Hội BVTN&MT Việt Nam đã trực tiếp trao Bằng và Quyết định công nhận 4 Cây di sản Việt Nam cho đại diện địa phương.
Hội nghị Ban Chấp hành VACNE 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội
(Tin Môi Trường) - Sáng 26/11 tại Hà Nội, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam (VACNE) đã tổ chức Hội nghị Ban chấp hành năm 2024.
- Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam trao đổi về quản lý chất thải điện tử trong chương trình “trái đất xanh” của VTV1
- Cuốn sách “Tài nguyên thiên nhiên và chuyển đổi xanh” sẽ được hoàn thiện vào cuối năm
- Các cấp chính quyền và đoàn thể, cộng đồng nhân dân chung tay trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh