Tin môi trường và bạn đọc » Cầu nối
Thứ bảy, 18/01/2025, 23:21:50 PM (GMT+7)
Ai sẽ cứu Trung tâm Cứu hộ gấu?
(15:46:29 PM 04/01/2013)(Tin Môi Trường) - Trong khi tại Thung lũng Chắt Dậu, thuộc Vườn Quốc gia Tam Đảo đang có một Trung tâm Cứu hộ động vật (gấu) hoạt động tốt với sự hỗ trợ xây dựng và điều hành chuyên nghiệp của Tổ chức Động vật Châu Á (AAF), bỗng dưng ông Giám đốc Vườn Quốc gia Tam Đảo (cũng là đồng Giám đốc Dự án "Trung tâm Cứu hộ gấu Việt Nam") lại muốn "dẹp" trung tâm này để rồi trình lên Bộ NN&PTNT một đề án có thể gây lãng phí hơn 45 tỷ đồng ngân sách.
>> Ngành thực phẩm Việt Nam thảo luận cải thiện phúc lợi động vật trong chuỗi cung ứng >> Diễn viên Tăng Thanh Hà bảo trợ một cá thể gấu ngựa con được cứu hộ từ Điện Biên >> Y học cổ truyền Việt Nam cam kết không kê đơn động vật hoang dã trái phép >> Cứu hộ gấu hai ngày liên tiếp tại Điện Biên và Lai Châu >> Giới thiệu Trung tâm Cứu hộ Gấu Việt Nam II tại VQG Bạch Mã
Đề án vô lý, không khả thi
Bản đề án dày 50 trang, 6 mục mà Vườn Quốc gia (VQG) Tam Đảo đã "nghiên cứu công phu" đệ trình lên Bộ NN&PTNT và Tổng cục Lâm nghiệp là Đề án số 88/VTĐ - TTr, mang tên "Trung tâm Cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật Vườn Quốc gia Tam Đảo", đề nghị xây dựng trung tâm ngay tại Thung lũng Chắt Dậu, thuộc VQG Tam Đảo, Vĩnh Phúc (chính là nơi đang có Trung tâm Cứu hộ gấu Việt Nam).
Tổng vốn đầu tư (nếu đề án được triển khai) là 45 tỷ 10 triệu đồng, bằng 100% nguồn ngân sách (trong đó riêng tiền xây dựng đề án là 118.759.056 đồng). Về pháp lý, trung tâm sẽ là đơn vị trực thuộc VQG Tam Đảo, chịu sự quản lý trực tiếp của giám đốc vườn, có sự hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ của các cục, vụ chuyên môn của Tổng cục Lâm nghiệp và sự phối hợp của các cơ quan khoa học khác... Cơ quan chủ quản là Tổng Cục Lâm nghiệp và VQG Tam Đảo là cơ quan thực hiện. Mục đích Cụ thể của đề án là thành lập mới một Trung tâm cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật tại VQG Tam Đảo, góp phần cứu hộ, bảo tồn và phát triển các loài sinh vật của vùng Đông bắc Việt Nam đang bị săn bắt, buôn bán, hay do bị mất môi trường sống..., tích cực ngăn chặn tình trạng tiêu thụ, buôn bán, vận chuyển trái phép các loại động, thực vật, bảo vệ đa dạng sinh học và môi trường... Đề án này cũng đặt ra mục tiêu trọng tâm là "thu hút sự quan tâm và chia sẻ kiến thức chuyên môn" của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước với VQG Tam Đảo...
Xác minh thực tế vấn đề, chiều ngày 6-12-2012 phóng viên Báo Hànộimới đã có mặt tại VQG Tam Đảo (Vĩnh Phúc) làm việc với ông Đỗ Đình Tiến (chủ đề án), Giám đốc VQG Tam Đảo, kiêm Giám đốc (phía Việt Nam) của Dự án Trung tâm Cứu hộ gấu Việt Nam. Trả lời câu hỏi của PV về đề án trên, ông Tiến giải thích, mặc dù trong đề án ghi là trung tâm cứu hộ, nhưng thực chất VQG Tam Đảo chỉ dự định xây dựng nhà văn phòng làm nơi giao dịch, cập nhật và cung cấp thông tin về động, thực vật và các hoạt động bảo vệ động vật hoang dã (nếu chỉ như vậy thì làm sao tốn tới hơn 45 tỷ đồng? - PV). Cũng xoay quanh nội dung của đề án, ông Đỗ Đình Tiến đã không chỉ ra được những hạng mục công trình, hay chi phí phải mua thiết bị, máy móc có giá trị lớn và khi được hỏi về việc sẽ sử dụng số tiền hơn 45 tỷ ngân sách thế nào thì ông Giám đốc VQG Tam Đảo cho biết, chủ yếu ngân sách sẽ được dùng để trả lương và nuôi bộ máy hoạt động trong 5 năm đầu(!?)...
Như vậy có thể nhận định rằng, đây là một đề án không khả thi, mang tính chất hình thức, theo dạng "vẽ ra để tiêu tiền của ngân sách"(?). Bởi lẽ, hiện nay trong khi tại Thung lũng Chắt Dậu, thuộc VQG Tam Đảo đang có một Trung tâm Cứu hộ động vật (gấu) hoàn chỉnh, hoạt động hiệu quả với 77 nhân viên cùng sự hỗ trợ xây dựng và điều hành chuyên nghiệp của Tổ chức Động vật Châu Á (AAF), thì tại sao lại phải xây dựng thêm một trung tâm cứu hộ nữa ở VQG Tam Đảo, gây ra lãng phí không đáng có, trong khi tiền ngân sách là tiền của nhân dân, đâu có phải tự nhiên từ trên trời rơi xuống?
Gây khó khăn cho đối tác nước ngoài?
Dự án Trung tâm Cứu hộ gấu Việt Nam bắt đầu được triển khai xây dựng từ năm 2006 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 2114/TTg - QHQT và Quyết định 1269/QĐ - BNN - HTQT của Bộ NN&PTNT. Kết quả đánh giá sau ba năm gần đây, dự án đã xây được 2 nhà gấu đôi, 1 nhà gấu con, trạm xử lý nước thải, hàng rào khu bán hoang dã, hệ thống cấp điện, nước và chiếu sáng; Tổ chức cứu hộ và chăm sóc 104 cá thể gấu bị săn bắt vận chuyển và nuôi nhốt trái phép, góp phần bảo vệ ĐVHD, khuyến khích người dân thực hiện nghiêm túc quy định của pháp luật; Đón hơn 3.000 lượt khách trong nước và quốc tế tới tham quan, làm phim về trung tâm, qua đó góp phần tăng cường nhận thức đúng trong dư luận quốc tế về công tác bảo tồn động, thực vật tự nhiên tại Việt Nam.
Dự án "Trung tâm Cứu hộ gấu Việt Nam" tại VQG Tam Đảo (Vĩnh Phúc) có tổng kinh phí đầu tư cho hai giai đoạn là hơn 3,3 triệu USD (tương đương 70 tỷ đồng), bằng nguồn viện trợ không hoàn lại của Tổ chức động vật Châu Á (AAF). Dự án "Trung tâm Cứu hộ gấu Việt Nam" được chia thành hai giai đoạn: Giai đoạn 1 "Xây dựng Trạm Cách ly cứu hộ gấu" bắt đầu từ 2006 và kết thúc năm 2008. Giai đoạn 2 là phần còn lại của trung tâm (dự tính triển khai từ 2009 đến 2014). Sau đó, Tổ chức AAF sẽ duy trì trung tâm thêm 15 năm trước khi bàn giao toàn bộ cho phía Việt Nam quản lý. Cơ quan chủ quản là Bộ NN&PTNT, chủ dự án là Cục Kiểm lâm và VQG Tam Đảo; Tổ chức AAF vừa là nhà tài trợ, vừa là đơn vị đồng thực hiện dự án...
Ngoài chức danh Giám đốc VQG Tam Đảo, ông Đỗ Đình Tiến còn được Bộ NN&PTNT giao đại diện cho phía Việt Nam, làm giám đốc Dự án Trung tâm Cứu hộ Gấu Việt Nam. Tuy nhiên, theo ông Tuấn Bendixsen, Trưởng đại diện của AAF tại Việt Nam (cũng là đồng giám đốc phía nước ngoài), trong quá trình triển khai dự án trung tâm cứu hộ này, thì "mối quan hệ hữu hảo" giữa đôi bên chỉ duy trì được thời gian đầu. Sau đó là những nảy sinh dẫn tới tình trạng "cơm không lành, canh không ngọt". Ban đầu là bằng công văn số 124/VTĐ, ngày 27-9-2011, ông Giám đốc VQG Tam Đảo đã giới thiệu một công ty bên ngoài (Công ty CP Tập đoàn Trường Giang) vào với dự định thuê đất để đầu tư kinh doanh du lịch sinh thái (trong đó có ảnh hưởng tới phần đất của Trung tâm Cứu hộ gấu Việt Nam), sau đó là việc lập một đề án mới về việc thành lập Trung tâm cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật cũng tại Thung lũng Chắt Dậu thuộc VQG Tam Đảo. Trên thực tế, Công ty CP Tập đoàn Trường Giang đã vào đo đạc, xác định mốc giới cho dự án của mình tại Thung lũng Chắt Dậu, nhưng rất may là tình hình kinh tế khó khăn, thị trường BĐS trầm lắng nên bản thân Công ty CP Trường Giang đã buộc phải bỏ cuộc, không đủ sức đầu tư để xây dựng Khu Du lịch sinh thái trong VQG Tam Đảo, nếu không thì Trung tâm Cứu hộ gấu chắc đã bị giải tán...
"- Thực chất đây là vấn đề tranh chấp đất đai với Dự án Cứu hộ Gấu, - Ông Trưởng đại diện của Tổ chức AAF nhận định, - Ông Giám đốc VQG Tam Đảo đang muốn tìm cách đẩy toàn bộ Trung tâm Cứu hộ gấu ra khỏi vùng dự án để ông lấy đất dành cho một dự án khác...".
Tuy nhiên, khi trao đổi với phóng viên Hànộimới ông Giám đốc VQG Tam Đảo Đỗ Đình Tiến lại luôn khẳng định rằng, việc Trung tâm Cứu hộ gấu Việt Nam sẽ phải di dời, hoặc ngừng hoạt động là vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia (?). Vì vậy, theo ông Tiến, tốt nhất là AAF nên sớm chuyển giao toàn bộ quyền quản lý ở Trung tâm Cứu hộ gấu Việt Nam cho VQG Tam Đảo. Tuy nhiên, với những thông tin đã nêu trên thì quả thực, hoạt động của Trung tâm Cứu hộ gấu Việt Nam không biết sẽ ra sao, nếu "rơi vào tay" ông Giám đốc VQG Đỗ Đình Tiến và khi đó ai sẽ cứu Trung tâm Cứu hộ gấu Việt Nam?
Xác minh thực tế vấn đề, chiều ngày 6-12-2012 phóng viên Báo Hànộimới đã có mặt tại VQG Tam Đảo (Vĩnh Phúc) làm việc với ông Đỗ Đình Tiến (chủ đề án), Giám đốc VQG Tam Đảo, kiêm Giám đốc (phía Việt Nam) của Dự án Trung tâm Cứu hộ gấu Việt Nam. Trả lời câu hỏi của PV về đề án trên, ông Tiến giải thích, mặc dù trong đề án ghi là trung tâm cứu hộ, nhưng thực chất VQG Tam Đảo chỉ dự định xây dựng nhà văn phòng làm nơi giao dịch, cập nhật và cung cấp thông tin về động, thực vật và các hoạt động bảo vệ động vật hoang dã (nếu chỉ như vậy thì làm sao tốn tới hơn 45 tỷ đồng? - PV). Cũng xoay quanh nội dung của đề án, ông Đỗ Đình Tiến đã không chỉ ra được những hạng mục công trình, hay chi phí phải mua thiết bị, máy móc có giá trị lớn và khi được hỏi về việc sẽ sử dụng số tiền hơn 45 tỷ ngân sách thế nào thì ông Giám đốc VQG Tam Đảo cho biết, chủ yếu ngân sách sẽ được dùng để trả lương và nuôi bộ máy hoạt động trong 5 năm đầu(!?)...
Như vậy có thể nhận định rằng, đây là một đề án không khả thi, mang tính chất hình thức, theo dạng "vẽ ra để tiêu tiền của ngân sách"(?). Bởi lẽ, hiện nay trong khi tại Thung lũng Chắt Dậu, thuộc VQG Tam Đảo đang có một Trung tâm Cứu hộ động vật (gấu) hoàn chỉnh, hoạt động hiệu quả với 77 nhân viên cùng sự hỗ trợ xây dựng và điều hành chuyên nghiệp của Tổ chức Động vật Châu Á (AAF), thì tại sao lại phải xây dựng thêm một trung tâm cứu hộ nữa ở VQG Tam Đảo, gây ra lãng phí không đáng có, trong khi tiền ngân sách là tiền của nhân dân, đâu có phải tự nhiên từ trên trời rơi xuống?
Gây khó khăn cho đối tác nước ngoài?
Dự án Trung tâm Cứu hộ gấu Việt Nam bắt đầu được triển khai xây dựng từ năm 2006 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 2114/TTg - QHQT và Quyết định 1269/QĐ - BNN - HTQT của Bộ NN&PTNT. Kết quả đánh giá sau ba năm gần đây, dự án đã xây được 2 nhà gấu đôi, 1 nhà gấu con, trạm xử lý nước thải, hàng rào khu bán hoang dã, hệ thống cấp điện, nước và chiếu sáng; Tổ chức cứu hộ và chăm sóc 104 cá thể gấu bị săn bắt vận chuyển và nuôi nhốt trái phép, góp phần bảo vệ ĐVHD, khuyến khích người dân thực hiện nghiêm túc quy định của pháp luật; Đón hơn 3.000 lượt khách trong nước và quốc tế tới tham quan, làm phim về trung tâm, qua đó góp phần tăng cường nhận thức đúng trong dư luận quốc tế về công tác bảo tồn động, thực vật tự nhiên tại Việt Nam.
Dự án "Trung tâm Cứu hộ gấu Việt Nam" tại VQG Tam Đảo (Vĩnh Phúc) có tổng kinh phí đầu tư cho hai giai đoạn là hơn 3,3 triệu USD (tương đương 70 tỷ đồng), bằng nguồn viện trợ không hoàn lại của Tổ chức động vật Châu Á (AAF). Dự án "Trung tâm Cứu hộ gấu Việt Nam" được chia thành hai giai đoạn: Giai đoạn 1 "Xây dựng Trạm Cách ly cứu hộ gấu" bắt đầu từ 2006 và kết thúc năm 2008. Giai đoạn 2 là phần còn lại của trung tâm (dự tính triển khai từ 2009 đến 2014). Sau đó, Tổ chức AAF sẽ duy trì trung tâm thêm 15 năm trước khi bàn giao toàn bộ cho phía Việt Nam quản lý. Cơ quan chủ quản là Bộ NN&PTNT, chủ dự án là Cục Kiểm lâm và VQG Tam Đảo; Tổ chức AAF vừa là nhà tài trợ, vừa là đơn vị đồng thực hiện dự án...
Ngoài chức danh Giám đốc VQG Tam Đảo, ông Đỗ Đình Tiến còn được Bộ NN&PTNT giao đại diện cho phía Việt Nam, làm giám đốc Dự án Trung tâm Cứu hộ Gấu Việt Nam. Tuy nhiên, theo ông Tuấn Bendixsen, Trưởng đại diện của AAF tại Việt Nam (cũng là đồng giám đốc phía nước ngoài), trong quá trình triển khai dự án trung tâm cứu hộ này, thì "mối quan hệ hữu hảo" giữa đôi bên chỉ duy trì được thời gian đầu. Sau đó là những nảy sinh dẫn tới tình trạng "cơm không lành, canh không ngọt". Ban đầu là bằng công văn số 124/VTĐ, ngày 27-9-2011, ông Giám đốc VQG Tam Đảo đã giới thiệu một công ty bên ngoài (Công ty CP Tập đoàn Trường Giang) vào với dự định thuê đất để đầu tư kinh doanh du lịch sinh thái (trong đó có ảnh hưởng tới phần đất của Trung tâm Cứu hộ gấu Việt Nam), sau đó là việc lập một đề án mới về việc thành lập Trung tâm cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật cũng tại Thung lũng Chắt Dậu thuộc VQG Tam Đảo. Trên thực tế, Công ty CP Tập đoàn Trường Giang đã vào đo đạc, xác định mốc giới cho dự án của mình tại Thung lũng Chắt Dậu, nhưng rất may là tình hình kinh tế khó khăn, thị trường BĐS trầm lắng nên bản thân Công ty CP Trường Giang đã buộc phải bỏ cuộc, không đủ sức đầu tư để xây dựng Khu Du lịch sinh thái trong VQG Tam Đảo, nếu không thì Trung tâm Cứu hộ gấu chắc đã bị giải tán...
"- Thực chất đây là vấn đề tranh chấp đất đai với Dự án Cứu hộ Gấu, - Ông Trưởng đại diện của Tổ chức AAF nhận định, - Ông Giám đốc VQG Tam Đảo đang muốn tìm cách đẩy toàn bộ Trung tâm Cứu hộ gấu ra khỏi vùng dự án để ông lấy đất dành cho một dự án khác...".
Tuy nhiên, khi trao đổi với phóng viên Hànộimới ông Giám đốc VQG Tam Đảo Đỗ Đình Tiến lại luôn khẳng định rằng, việc Trung tâm Cứu hộ gấu Việt Nam sẽ phải di dời, hoặc ngừng hoạt động là vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia (?). Vì vậy, theo ông Tiến, tốt nhất là AAF nên sớm chuyển giao toàn bộ quyền quản lý ở Trung tâm Cứu hộ gấu Việt Nam cho VQG Tam Đảo. Tuy nhiên, với những thông tin đã nêu trên thì quả thực, hoạt động của Trung tâm Cứu hộ gấu Việt Nam không biết sẽ ra sao, nếu "rơi vào tay" ông Giám đốc VQG Đỗ Đình Tiến và khi đó ai sẽ cứu Trung tâm Cứu hộ gấu Việt Nam?
(Nguồn: Quang Anh/Hà Nội Mới)
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành”
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành”
- Mời viết bài tham dự Hội thảo quốc tế về Đánh giá tác động môi trường lần thứ 8 tại Hàn Quốc
- Câu lạc bộ Đạp xe Môi trường kết nối Cây Di sản kiện toàn tổ chức, triển khai nhiệm vụ năm 2025
- Thêm 6 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam
- Cây đa hơn 300 tuổi tại thành phố Chí Linh được vinh danh là Cây di sản
- Hội BVTN&MT tỉnh Đồng Nai khắc phục khó khăn, duy trì những hoạt động thiết thực
- Bộ TN-MT yêu cầu Đồng Nai xử lý vi phạm ở các dự án lớn
- Câu lạc bộ Doanh nghiệp Trường Đại học Nguyễn Tất Thành tổng kết hoạt động năm 2023 và đề ra phương hướng cho năm 2024;
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải
(Tin Môi Trường) - Tại Lễ Khai mạc Festival Khèn Mông, Lễ hội hoa Đào rừng (Pằng Tớ Dầy) của huyện Mù Cang Chải, ông Nguyễn Tuấn Anh, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái cùng đại diện Hội BVTN&MT Việt Nam đã trực tiếp trao Bằng và Quyết định công nhận 4 Cây di sản Việt Nam cho đại diện địa phương.
Hội nghị Ban Chấp hành VACNE 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội
(Tin Môi Trường) - Sáng 26/11 tại Hà Nội, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam (VACNE) đã tổ chức Hội nghị Ban chấp hành năm 2024.
- Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam trao đổi về quản lý chất thải điện tử trong chương trình “trái đất xanh” của VTV1
- Cuốn sách “Tài nguyên thiên nhiên và chuyển đổi xanh” sẽ được hoàn thiện vào cuối năm
- Các cấp chính quyền và đoàn thể, cộng đồng nhân dân chung tay trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh