Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn
Ảnh minh họa
San hô hấp thu các khoáng chất và CO2 và sau đó tiết ra canxi cacbonat để tạo nên bộ khung cứng bên ngoài của nó. Dựa vào sự hình thành này, Brent Constanz thuộc Đại học Stanford đã nghiên cứu phương pháp thu giữ CO2 và hoà tan nó trong nước biển để tạo thành canxi cabonat, loại muối có đặc tính phù hợp để sử dụng trong xây dựng và có thể thay thế xi măng Portland (để tạo ra 1 tấn xi măng Portland phải phát thải hơn 1 tấn CO2). Công nghệ này sẽ có thể làm giảm tác động tới môi trường từ ngành xây dựng bằng cách thu giữ và cô lập CO2, đồng thời tạo ra một loại vật liệu xây dựng bền vững.
Theo Constanz, phát thải CO2 của ngành công nghiệp xi măng gây ảnh hưởng lớn tới môi trường, vì vậy ông quyết định hướng nghiên cứu của mình vào khoáng hoá sinh học để tìm kiếm giải pháp thay thế. Bộ khung ngoài của san hô được làm từ muối canxi cacbonat, muối có thể được tổng hợp một cách dễ dàng bằng cách hoà tan CO2 trong nước để hình thành nên muối cacbonat và sau đó trộn với caxin để tạo thành một thể rắn. Công nghệ này là một ví dụ tuyệt vời về phỏng sinh học, đại diện cho một xu hướng lớn trong lĩnh vực môi trường.
Calera là một công ty phái sinh do Constanz tạo ra để nghiên cứu và trao đổi công nghệ. Công ty này đã có một nhà máy tại Vịnh Monterrey, California để thu khí CO2 từ nhà máy điện của địa phương và chế tạo ra muối canxi cabonat. Sản phẩm này sau đó sẽ được sử dụng để thay thế xi măng. Mỗi tấn xi măng thay thế này có thể làm giảm khoảng 1 tấn CO2 do sản xuất xi măng Portland phát thải ra ngoài môi trường.