Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn
Nông dân phun thuốc trừ sâu trên ruộng lúa tại Việt Nam. Ảnh: baolaocai.vn. |
Trong “Cách mạng Xanh” hồi thập niên 70, sự kiện góp phần giúp hàng triệu người châu Á thoát nghèo nhờ sử dụng thuốc trừ sâu trên ruộng lúa, nông dân sử dụng thuốc trừ sâu trên diện rộng để tiêu diệt những động vật gây hại cho lúa. Nhưng giờ đây IRRI cho rằng nông dân cần áp dụng những biện pháp canh tác thân thiện với môi trường hơn, AFP đưa tin.
Hàng loạt nghiên cứu của IRRI chỉ ra rằng sự hiện diện của thuốc trừ sâu cùng với tình trạng đa dạng sinh thái nghèo nàn trên các đồng ruộng khiến số lượng côn trùng và nhện săn rầy, một loài côn trùng có hại đối với lúa tại châu Á, giảm mạnh.
“Để ngăn chặn sự bùng phát của rầy, chúng ta phải làm tăng số lượng kẻ thù của chúng trong tự nhiên và giảm lượng thuốc trừ sâu trên đồng ruộng”, IRRI tuyên bố.
Nông dân cũng nên đa dạng hóa những giống lúa tại châu Á, khu vực sản xuất và tiêu thụ gạo chủ yếu của thế giới.
Canh tác ba vụ lúa mỗi năm hoặc chỉ trồng một giống lúa trên đồng ruộng trong thời gian dài có thể tạo điều kiện cho rầy thích nghi với môi trường xung quanh và tăng kích cỡ, IRRI nhận định.
Với sự ủng hộ của IRRI, Thái Lan đã cấm sử dụng abamectin và cypermethrin - hai loại thuốc trừ sâu dành cho lúa – từ ba tháng trước. Giới chức Thái Lan khẳng định việc sử dụng thuốc trừ sâu tràn lan và không đúng cách khiến số lượng rầy tăng vọt.
Việt Nam đã bắt đầu trồng hoa gần các ruộng lúa tại tỉnh An Giang từ tháng 3 để nuôi những loài động vật săn rầy, IRRI cho biết.
“Chúng ta cần xem xét lại những chiến lược quản lý các loài gây hại. Nông dân không nên chỉ nghĩ tới việc đối phó những đợt bùng phát số lượng rầy ở giai đoạn hiện tại, mà còn phải ngăn chặn và quản lý chúng một cách hiệu quả trong tương lai”, Bas Bouman, trưởng bộ phận môi trường của IRRI, bình luận.