Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn
Chủ tịch Viện Chính sách Trái đất cảnh báo rằng nước dành cho việc sản xuất lương thực ở Trung Quốc và Ấn Độ có nguy cơ cạn kiệt khi hiện tượng ấm lên toàn cầu khiến cho các sông băng tan chảy.
Một sông băng ở dãy núi Himalaya. Ảnh: Terradaily.com
"Trong bối cảnh hiện nay, những sông băng đang tan chảy ở châu Á là mối đe dọa khủng khiếp nhất đối với nông nghiệp toàn cầu", Lester Brown, chủ tịch Viện Chính sách Trái Đất, phát biểu.
Sông Hằng ở Ấn Độ, sông Hoàng Hà và sông Dương Tử ở Trung Quốc được cung cấp nước bởi những cơn mưa trong mùa mưa, nhưng trong mùa khô nguồn cung cấp nước chủ yếu cho chúng là băng ở dãy Himalaya. Chỉ riêng sông băng Gangotri ở
Mùa khô là giai đoạn mà nước trở nên cần thiết nhất đối với việc tưới tiêu các cánh đồng lúa và lúa mì - hai loại ngũ cốc nuôi sống hàng tỷ người trên thế giới. Năm ngoái, Ủy ban Liên Chính phủ về Thay đổi Khí hậu thông báo nhiều sông băng ở dãy
Theo ông Lester Brown, các nhà khoa học Trung Quốc ước tính khoảng hai phần ba sông băng ở vùng cao nguyên Tây Tạng - Thanh Hải có thể biến mất vào năm 2060.
Sự suy giảm của lượng nước chảy ra từ sông băng có thể khiến dòng chảy của sông Hằng, sông Hoàng Hà và sông Dương Tử thay đổi theo mùa, Lester Brown - người đang theo dõi những tác động của môi trường đối với sản xuất lương thực - cảnh báo.
Trung Quốc và Ấn Độ sản xuất hơn một nửa sản lượng lúa mì và gạo của thế giới. Trong khi đó, lưu vực của ba con sông lớn cung cấp phần lớn lượng lương thực này. Hàng năm, sông Dương Tử tưới nước cho khoảng một nửa diện tích trồng lúa tại Trung Quốc.
Trong khi đó, những cánh đồng còn lại của Trung Quốc và Ấn Độ được tưới bởi nguồn nước lấy từ tầng ngậm nước dưới lòng đất. Do tác động của hoạt động bơm hút, quá trình mất nước ở đây diễn ra nhanh hơn quá trình thay thế.
Lượng nước dưới lòng đất ở hai khu vực trồng ngũ cốc chính - cao nguyên phía bắc của Trung Quốc và khu vực
""Nếu mất cả hai nguồn cung cấp nước cho các kênh thủy lợi, hai quốc gia có thể đối mặt với tình trạng thiếu lương thực, nhất là khi nhu cầu lương thực ngày càng tăng theo tốc độ phát triển của dân số. Tại Ấn Độ, nơi mà chỉ hơn 40phần trăm trẻ em dưới năm tuổi bị suy dinh dưỡng, nạn đói sẽ gia tăng và tỷ lệ sống sót của trẻ em sẽ giảm", Lester Brown nhận định.
Hiểm họa lương thực từ hai nước sẽ nhanh chóng tác động tới thế giới. Lương thực được mua bán trên phạm vi toàn cầu và giá lương thực đang leo thang chóng mặt do nhu cầu đối với chúng tăng không ngừng.
"Cách duy nhất để tránh hiểm họa là loại bỏ những chính sách năng lượng kém hiệu quả và cắt giảm 80 phần trăm lượng khí thải carbon vào năm 2020", Lester Brown nói. Theo ông, bước đầu tiên là cấm xây dựng những nhà máy nhiệt điện sử dụng than đá.
Nhưng oái oăm thay, Trung Quốc và Ấn Độ lại là hai nước đang xây dựng nhiều nhà máy nhiệt điện dùng than đá nhất thế giới. Lester Brown khẳng định, chỉ riêng năng lượng gió có thể giúp Trung Quốc tăng gấp đôi sản lượng điện hiện nay.
Đầu tháng 5, Amir Mohammad, cựu bộ trưởng Nông nghiệp
"Tình trạng tan chảy của các sông băng đã bắt đầu tác động tới dòng chảy của sông Indus", ông phát biểu.
(Theo Newscientist, VnExpress)