Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn
Tác giả Vũ Huyền Trang - Sinh viên khoa Ngoại ngữ- Đại học Thái Nguyên (Ảnh do nhân vật cung cấp)
Anh dạ dày cất tiếng nói trong màn đêm yên tĩnh :
-Chà! Chà! Tôi có nên nghỉ một chút không nhỉ. Lại thêm một ngày vất vả rồi.
-Đúng rồi, anh dạ dày nghỉ chút đi. Tôi lo nốt phần thức ăn này cũng phải nghỉ một lát.
-Anh ruột non đấy à? Anh đang làm nhiệm vụ lấy chất dinh dưỡng à? Cố gắng lên nha, sắp xong rồi
-Tôi biết rồi – anh ruột non đáp. Bác gan và chú ruột già chuẩn bị lọc chất cặn bã nhé.
-Được rồi, nhiệm vụ của chúng tôi mà- Chú ruột già tiếp lời. Tôi thấy chúng ta vất vả hơn xưa nhiều nhỉ. Lúc con người còn nhỏ ăn ít đã đành. Giờ họ lớn, họ ăn vào bao nhiêu thứ khiến chúng ta khổ quá.
-Nhiệm vụ của chúng ta mà chú- Bác gan nói nhỏ nhẹ. Nhưng đúng là tôi thấy cái nhiệm vụ lọc chất thải , chất cặn bã của tôi ngày càng nặng nề. Con người họ đang ăn , uống biết bao thứ độc hại. Nào thì rau có thuốc sâu, có phân bón. Thịt thì có chất phụ gia này nọ. Thịt lợn thì có nhiều dịch bệnh , mầm mống. thịt gà thì bỏ thêm bột sắt cho màu sắc được vàng. Thịt bò cũng vậy, cua cá đồ thủy sản cũng không được nuôi dưỡng trong môi trường nước sạch. Tất cả đều đang nhiễm bẩn, đều không có lợi cho sức khỏe con người.
-Tôi thấy vấn đề vệ sinh thực phẩm cũng đáng lưu tâm lắm- anh dạ dày nói thêm. Biết bao cơ sở giết mổ gia súc không có chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm. Hàng ngày có hàng chục tấn thịt các loại được tiêu thụ. Các cơ sở giết mổ này thậm chí nằm ngay cạnh những con mương bẩn thỉu, miễn sao tiện có nguồn nước.
-Ôi còn những loại quả nữa chứ. Giờ chúng đều được tiêm chất kích thích cho sinh trưởng nhanh chứ không phải tự chín cây như ngày xưa nữa. Các bác tưởng tượng một quả mít xanh, gai của nó nhọn hoắt chưa hề chín vậy mà chỉ cần qua 2 ngày ngâm trong dung dịch hóa học đã trở nên thơm lừng. Biết bao loại quả đẹp mắt , cứ ngỡ ăn vào tốt cho sức khỏe ai ngờ đang làm cơ thể suy kiệt dần bởi những chất độc hại. Tại sao con người lại để bản thân mình chịu như vậy chứ?
Anh thực quản lên tiếng:
-Cũng không còn cách nào khác mà các bác. Con người phải ăn thì mới sống được chứ. Bây giờ nguồn thực phẩm chỉ có vậy. Dù là ở chợ hay các siêu thị sạch thì nguồn thực phẩm sạch là rất hiếm. Họ biết về nguy cơ độc hại của thực phẩm nhưng vẫn phải làm ngơ “khuất mắt trông coi” vì không ăn thì lấy gì mà sống ?
-Vậy không có cách nào ngăn chặn điều này sao?
-Tất nhiên về lâu dài thì con người cần phải tìm cách để ngăn chặn, giảm thiểu tình trạng này chứ. Họ cũng đã và đang cố gắng trong ý thức đến hành động.
-Tôi nghĩ người dân thành phố không thể tự trồng rau, nuôi gia súc gia cầm lấy thực phẩm sạch được. Vì thế họ phải đấu tranh quyết liệt cho quyền lợi của mình, ví dụ như tẩy chay sản phẩm độc hại, sử dụng các loại thực phẩm sạch, tự trang bị kiến thức để nhận biết các loại thực phẩm độc hại.
-Tôi lại cho rằng ý thức của người sản xuất, người cung cấp thực phẩm là đáng quan tâm hơn. Họ cần tôn trọng người tiêu dùng , mang chất lượng sạch đến sản phẩm của họ. Cần phải cương quyết phạt nặng những người cung cấp thực phẩm độc hại cho xã hội.
-Ý kiến của các bác đều đúng cả. Chỉ mong sao con người biết những tâm sự này của chúng ta để giảm thiểu tình trạng độc hại trong thực phẩm ngày nay. Có như vậy chúng ta mới làm tốt nhiệm vụ của mình, để cơ thể con người luôn được khỏe mạnh.
-Đúng rồi- anh thực quản reo lên. Sáng nay tôi thấy cô chủ đã tham gia chương trình: "Không chất độc hại trong thực phẩm” do Tin môi trường-Tin nhanh về Môi trường Việt Nam (tinmoitruong.com.vn) phát động. Cô ấy đã ký tên cho chương trình và còn đang có ý định vận động mọi người xung quanh tham gia nữa. Nghe nói chương trình đã và đang được sự ủng hộ của nhiều người. Hi vọng có thể góp phần nhỏ bé cho việc đảm bảo an toàn thực phẩm của đất nước mình.
-Vậy thì hay quá rồi! Chúng ta cũng phải tiếp tục làm việc thôi để giúp con người có một cơ thể khỏe mạnh và sống lành mạnh.