Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn
Siêu thị Co.opMart
Theo đó, trên nắp và mặt ngoài của thùng rác màu xanh có biểu tượng thức ăn dư thừa, rau củ quả; thùng rác màu xám có in biểu tượng lon nước ngọt, giấy các loại, ly nhựa, ống hút... nhằm giúp người tiêu dùng tự phân loại và để rác phù hợp.
Bà Trần Thị Kim Quyên, phó tổng giám đốc Saigon Co.op, cho biết chương trình phân loại chất thải rắn tại nguồn được phối hợp thực hiện cùng Sở Tài nguyên - môi trường sẽ triển khai đồng loại ở nhiều siêu thị. Phân loại chất thải rắn tại nguồn sẽ góp phần làm giảm lượng rác mang đi chôn lấp, sử dụng có hiệu quả và tiết kiệm các nguồn tài nguyên, góp phần thiết thực bảo vệ môi trường, nâng cao chất lượng sống của người dân.
Theo bà Quyên, trong các loại chất thải, chất thải hữu cơ (thức ăn thừa, rau củ quả dạt...) có thể sử dụng làm nguyên liệu cho quá trình sản xuất phân vi sinh. Các thành phần còn lại như thùng carton, giấy, nilông, chai nhựa... có thể sử dụng làm nguyên liệu để tái chế. Do đó việc phân loại các loại chất thải này là công việc cần thiết. Hằng ngày, chất thải hữu cơ từ mỗi siêu thị sẽ được Công ty Môi trường đô thị thành phố, Công ty Dịch vụ công ích hoặc tổ chức rác dân lập thu gom và vận chuyển đến các bãi rác lớn của thành phố đưa đi sản xuất phân vi sinh. Riêng chất thải vô cơ sẽ được thu gom tập trung và vận chuyển đến trạm trung chuyển rác của thành phố để chở đến nhà máy tiến hành tái chế.
Ước tính, mỗi ngày một siêu thị Co.op Mart phát sinh trung bình 500kg rác hữu cơ và vô cơ.