Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn
Với việc giá dầu lên mức cao nhất trong lịch sử, Trung Quốc đang thực hiện một quá trình chuyển trữ lượng than lớn của nước này thành các thùng dầu.
Được gọi là công nghệ chuyển than thành dầu (CTL), quá trình này bị các nhà môi trường học phản đối kịch liệt vì họ cho rằng quá trình này sẽ thải ra lượng khí nhà kính quá lớn.
Mỹ, Australia, và Ấn Độ là trong số những nước đang xem xét sử dụng công nghệ CTL nhưng bị hạn chế bởi các quan ngại về môi trường cộng với quá trình thải ra lượng lớn khí carbon dioxide vào khí quyển và xài hết lượng nước lớn.
Nhưng Trung Quốc, đất nước không có các nhà vận động hành lang về môi trường có tác động mạnh có thể cản trở bất cứ sáng kiến quy mô rộng nào, đang xây dựng một tổ hợp nhà máy lớn tại các đồng cỏ ở nội Mông Cổ (vùng tự trị Mông Cổ của Trung Quốc).
“Những nước có trữ lượng than lớn như Nam Phi, Trung Quốc, hay Mỹ rất thích công nghệ CTL vì công nghệ này giúp đảm bảo an ninh năng lượng”, Yuichiro Shimura tại Liên hợp Viện Nghiên cứu Mítubishi (MRI) ở Tokyo, Nhật Bản, nói.
“Tuy nhiên, vấn đề ở chỗ công nghệ này tạo ra nhiều carbon dioxide. Bạn cũng cần một lượng lớn năng lượng cho sự hóa lỏng, đồng nghĩa với việc phí khá nhiều năng lượng”, Tư vấn trưởng tại MRI phụ trách về năng lượng nói với Reuters.
Ở Erdoss, nội Mông Cổ, khoảng 10,000 công nhân đang trong giai đoạn cuối hoàn thiện một nhà máy CTL. Nhà máy này sẽ được điều hành bởi Tập đoàn Quốc doanh Thân Hoa - tập đoàn than lớn nhất Trung Quốc. Đây sẽ là nhà máy lớn nhất, ngoài nhà máy ở Nam Phi, sử dụng công nghệ CTL.
“Chúng ta không thể thất bại”, Trương Chân Minh, Phó tổng Giám đốc Tập đoàn Hóa Lỏng than Thân Hoa, nói với Reuters, “Nếu mọi việc trôi chảy, chúng tôi sẽ bắt đầu mở rộng công nghệ này vào năm tới”.
Nhà máy sẽ bắt đầu đi vào vận hành cuối năm nay với hi vọng chuyển 3.5 triệu tấn than mỗi năm thành một triệu tấn dầu thành phẩm như dầu diesel cho xe hơi tương đương 20,000 thùng dầu/ngày. Hiện nay mỗi ngày Trung Quốc tiêu thụ khoảng 7.2 triệu thùng.
Nếu mọi chuyện suôn sẻ, đến năm 2010, nội Mông Cổ sẽ chuyển nửa sản lượng than tức khoảng 135 triệu tấn, thành nhiên liệu lỏng hay hóa chất. Sản lượng này bằng khoảng 40 phần trăm sản lượng than hàng năm của
Pháp, Đức, và Anh sẽ phối hợp cùng nhau với hi vọng công nghệ CTL sẽ thúc đẩy sự phát triển đồng góp phần vào kế hoạch của Bắc Kinh để có công suất CTL là 50 triệu tân tới năm 2020.
Con số này tương đương 286,000 thùng dầu mỗi ngày, hay khoảng bốn phần trăm nhu cầu năng lượng của Trung Quốc dựa vào tiêu thụ hiện tại.
Mỹ nhìn nhận công nghệ CTL
CTL cũng đang được cân nhắc sử dụng bởi một số nước giàu than như Mỹ, nước có trữ lượng than lớn nhất thế giới.
Giá dầu sản xuất từ công nghệ CTL tương đối thấp so với giá dầu hiện tại, cộng với cơ hội độc lập hơn về năng lượng, là một khích lệ lớn đối với các nước.
Công nghệ này đang được xem xét vì Mỹ có thể giảm sự phụ thuộc của nước này vào một số quốc gia khác về dầu và một ngành CTL nhỏ ở Mỹ đang xuất hiện.
Công ty Nhiên liệu Tiên tiến DRKW, có kế hoạch xây dựng một nhà máy ở Uông Minh vào năm tới, phối hợp với Tập đoàn than quốc tế Arch và thực hiện với công nghệ được cấp phép bởi Tổng Công ty Điện và Exxon Mobil.
Bộ Quốc phòng Mỹ đang thử nghiệm công nghệ CTL nhằm giảm sự phụ thuộc năng lượng vào các nước khác của Mỹ.
Nhưng công nghệ CTL đang gây tranh cãi gay gắt. Các chuyên gia cho biết cả quá trình phát thải nhiều gấp khoảng hai lần carbon dioxide, khí gây hiệu ứng nhà kính chủ yếu so với nhiên liệu hóa thạch.
Hóa lỏng than cũng đòi hỏi lượng lớn năng lượng và làm cạn nguồn nước. Nhiên liệu được sản xuất bằng phương pháp này có thời hạn sử dụng tới 15 năm, không giống các nhiên liệu khác.
Mặc dù công nghệ CTL được phát triển khoảng 100 năm trước, công nghệ này ít được sử dụng ngoại trừ ở Nazi, Đức và ở Nam phi nơi diễn ra nạn phân biệt chủng tộc và khó tiếp cận với dầu giá rẻ.
Tờ báo Dầu và Khí đốt trong Tháng Tư cho biết giá của một thùng dầu được sản xuất bằng nhiên liệu CTL, dựa vào kinh nghiệm của công ty Sansol, Nam Phi là 67-82 dollar.
Giá chính xác sẽ dựa vào một loạt nhân tố bao gồm giá than, giá nước và, tất nhiên, sẽ rất đắt để xây dựng các nhà máy CTL.
Thân Hoa sẽ là công ty đầu tiên sử dụng công nghệ CTL trực tiếp trên quy mô rộng. Công nghệ CTL trực tiếp khác so với công nghệ CTL gián tiếp, được chứng minh tại Nazi Đức và được thực hiện bởi Công ty Sasol của Nam Phi, chuyển than trực tiếp thành nhiên liệu lỏng, bỏ qua bước khí hóa than thành đồng khí.
“Công nghệ CTL xảy ra chỉ hai lần trong lịch sử và cả hai lần nó xảy ra ở những quốc gia đang đối mặt với tình trạng khẩn cấp liên quan đến năng lượng. Đó như là một hồi chuông báo động”, Gary Kendall từ Tổ chức Bảo tồn Thú hoang Thế giới (WWF) nói.
“Có hai vấn đề hạn chế trong thế kỷ 21, là carbon dioxide và nước. Quá trình (CTL) thải ra rất nhiều carbon dioxide cũng cần rất nhiều nước”.
Cái "chén thánh" cho những người nhiệt tình với công nghệ CTL là tìm cách để biến than thành chất lỏng mà không cần thải carbon vào không khí. Ý tưởng là carbon dioxide, khí chủ yếu gây hiệu ứng nhà kính, sẽ bị giữ lại và chôn sâu dưới đất.
Việc chôn lấp carbon, chủ đề của nhiều nghiên cứu, sẽ chấm dứt tác động môi trường của carbon lên không khí, luận điểm chính chống lại công nghệ CTL của những người chỉ trích. Điều này có thể thúc đẩy phát triển công nghệ CTL ở Mỹ và các nước phương tây khác.
Những người vận động hành lang ngành than ở Mỹ đang kêu gào thực hiện nhiều nghiên cứu hơn nữa về công nghệ CTL nhưng họ không đếm xỉa đến những quan ngại về môi trường do phát thải carbon của quá trình.
“Nếu không có giải pháp tốt giải quyết với CO2, ngành này (CTL) sẽ không phát triển”, Trần Lâm Minh, Phó Chủ tịch Điều hành tại Công ty Saso Trung Quốc, nói trong một hội nghị tháng 5/2008, ông thúc giục chính phủ hỗ trợ công nghệ cất giữ và chôn cất carbon.
Thân Hoa và Sasol đang thực hiện một nghiên cứu khả thi xây dựng thêm hai nhà máy CTL ở tỉnh An Tây và Ninh Hạ.
Nước, điện
Liệu công nghệ CTL có thể được sử dụng trên quy mô rộng hay không dựa vào việc các công ty than giải quyết với lượng lớn nước được sử dụng vào quá trình đó ra sao.
Trung Quốc đối mặt với tình trạng thiếu nước nghiêm trọng và sa mạc Gobi kéo qua nội Mông Cổ, đang mở rộng nhanh chóng. Ở tây bắc Trung Quốc xảy ra tình trạng thiếu nước uống và mực nước ngầm đang giảm mỗi năm.
Thân Hoa có kế hoạch sử dụng nước ngầm và nước tái chế từ các mỏ than để cung cấp tám triệu tấn nước mà Trung Quốc cần mỗi năm.
Ông Trương nói, Trung Quốc cần khai thác các nguồn khác như Sông Vàng trong giai đoạn hai. Ông sẽ không tiết lộ công ty đã tiêu bao nhiêu để xây dựng dự án phức tạp đó hay, bao nhiêu carbon dioxide dự kiến sẽ bị thải ra.
“Không còn nghi ngờ với việc dầu ở mức trên 100 dollar một thùng, dầu sản xuất theo công nghệ CTL rất kinh tế... Tuy nhiên hạn chế là sự dồi dào của nước”, Michael Komesarroff từ Tập đoàn Đầu tư Urandaline nói.
“Sông Vàng thường xuyên khô cạn…Ở một vài nơi ở Trung Quốc, 30 năm trước, mực nước ngầm dưới mặt đất năm mét. Ngày nay mực nước dưới mặt đất 35-40 mét bởi vì họ lấy nước ngầm theo cách không bền vững”.
Các nhà môi trường học nói Trung Quốc và các quốc gia khác nên chuyển sang hướng chạy xe hơi bằng ắc quy thay vì nhiên liệu lỏng.
“Nếu quan tâm chính của Trung Quốc là an ninh năng lượng, vậy tôi nghĩ bạn sẽ chọn cách sử dụng các nguồn tài nguyên hiệu quả nhất”, Kendall, thuộc Tổ chức Bảo tồn Thú hoang Thế giới (WWF), nói.
Thu Hương (theo Reuters)