Tin môi trường - Cổng thông tin về môi trường Việt Nam

Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn

Trưởng đại diện Jica (Nhật Bản): Việt Nam đã giải ngân tốt và hiệu quả

(09:27:37 AM 07/12/2011)
(Tin Môi Trường) - (Tinmoitruong.vn)- “Việt Nam đã giải ngân tốt và hiệu quả các dự án sử dụng vốn vay ODA”- Đó là khẳng định của ông Tsuno Motonori trưởng đại diện Tổ chức Hợp tác quốc tế Nhật bản (Jica) bên lề Hội nghị nhóm Tư vấn các nhà Tài trợ diễn ra hôm qua (6/12) tại Hà Nội.

ông Tsuno Motonori trưởng đại diện Tổ chức Hợp tác quốc tế Nhật bản (Jica)

 
Theo ông Tsuno Motonori, mặc dù còn không ít thách thức, nhưng dự báo kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng tốt trong năm tới nhờ các nỗ lực của chính phủ. Đây cũng là lý do khiến Nhật bản quyết định dành 1,9 tỷ vốn vay ODA cho Việt Nam vào năm 2012.
 
-Ông đánh giá như thế nào về kết quả các phiên làm việc tại hội nghị Nhóm Tư vấn các nhà tài trợ vừa diễn ra hôm qua?
 
-Ông Tsuno Motonori: Hôm qua, chúng tôi đã được nghe rất nhiều các bài phát biểu về cải cách hành chính, làm sao thúc đẩy tăng trưởng cho Việt Nam, phát triển bền vững. Chúng tôi, với tư cách là một đối tác của Việt Nam, cảm thấy rất vui mừng về điều này. Mặc dù trong năm nay, Việt Nam phải chịu lạm phát kinh tế khá cao và gánh chịu nhiều thiên tai, nhưng, Việt Nam đã thực hiện rất tốt Nghị quyết 11 với những giải pháp thúc đẩy sự phat triển của nền kinh tế. Tôi hy vọng trong năm tới đây, Việt Nam sẽ tiếp tục thực hiện tốt nghị quyết này để phát triển một cách bền vững hơn. Ngoài ra, tôi rất hoan nghênh chính sách hợp tác Công-Tư (PPP) của Việt Nam. Cơ quan quốc tế Jica của Nhật Bản sẽ hỗ trợ mạnh mẽ hơn cho Việt Nam để Việt Nam triển khai một cách hiệu quả các dự án ODA của Nhật Bản.
 
Mặc dù trận động đất sóng thần ngày 11/3 năm ngoái gây thiệt hại rất lớn cho Nhật Bản, buộc chúng tôi phải ngừng các khoản vay, nhưng như ngài Đại sứ Nhật Bản đã nói, từ tháng 6 vừa qua, chúng tôi đã bắt đầu thực hiện trở lại các khoản vay đối với Việt Nam. Năm 2012 tới, chúng tôi chắc chắn sẽ đẩy mạnh hợp tác và đầu tư với phía Việt Nam so với năm nay. Và những dự án rất lớn vào Việt nam, như các dự án đầu tư về cơ sở hạ tầng giao thông, đường cao tốc Láng Hòa lạc, nhà máy nhiệt điện Nghi Sơn…Bên cạnh những dự án phát triển hạ tầng cơ sở giao thông và vốn vay ODA của Nhật bản, chúng tôi dự định sẽ thúc đẩy hợp tác, hỗ trợ kỹ thuật vào những lĩnh vực như cải cách hành chính, quản lý đầu tư ở Việt Nam.
 
-Trong bài phát biểu trước các nhà tài trợ hôm qua, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nhấn mạnh hai trong số những ưu tiên thời gian tới sẽ là giảm lạm phát và đảm bảo chất lượng tăng trưởng. Ồng có nhận định gì về những mục tiêu này của Việt Nam?
 
-Tôi nghĩ Việt Nam đã kiểm soát rất tốt lạm phát trong năm nay, tôi hy vọng một điều nữa, Việt Nam sẽ có các chính sách ưu đãi tốt hơn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Một điều quan trọng nữa, là Việt Nam đã rất chú trọng việc đảm bảo an sinh xã hội cũng như xóa bỏ khoảng cách giàu nghèo trong xã hội do phát triển kinh tế đem lại. Việt Nam đã trở thành một nước có thu nhập trung bình thấp, để đẩy mạnh sự phát triển này, tôi nghĩ rằng Việt nam cần duy trì và đẩy mạnh năng lực cạnh tranh trong thị trường. Vì đến năm 2015, các nước ASEAN sẽ mở cửa thị trường rất mạnh và bối cảnh đó, sự cạnh tranh giữa các nước sẽ rất gay gắt. Cho nên, tôi nghĩ, Việt Nam trong 5 năm tới đây, phải phát huy được sức mạnh của mình và ngoài ra, cần phải phát triển nhanh về hạ tầng sản xuất, và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Cần đẩy mạnh, tạo điều kiện hơn nữa cho các doanh nghiệp bên ngoài có thể tham gia đầu tư vốn và các dự án của Việt Nam.
 
-Trước thềm hội nghị Nhóm Tư vấn các nhà tài trợ, giám đốc Ngân hàng Thế giới bà Victoria Kawa có nói rằng khi Việt Nam trở thành một nước có thu nhập trung bình, nguồn vốn ODA không còn là yếu tố quyết định giúp Việt nam tăng trưởng. Mà thay vào đó, việc hỗ trợ Việt Nam sẽ chuyển sang những hình thức mới. Ông có đồng tình với quan điểm này?
 
-Tôi nghĩ để tăng trưởng và phát triển đầu tư một cách có hiệu quả, không chỉ đơn thuần là việc cung cấp hỗ trợ nguồn vốn mà chúng ta nên tập trung vào các dự án trọng điểm nhất để đầu tư, thì hiệu quả mang lại sẽ tích cực hơn. Khi Việt Nam trở thành một nước có thu nhập trung bình, tất nhiên quy mô phát triển kinh tễ cũng sẽ phát triển hơn, nhưng tôi cho rằng Việt Nam cần sử dụng hiệu quả hơn các dự án ODA. Mặc dù vậy, Việt Nam cũng sẽ cần thêm nhiều sự hỡ trợ và hợp tác kỹ thuật, cho nên, các khoản đầu tư, hỗ trợ kỹ thuật cho Việt Nam cũng sẽ tăng hơn. Tôi hy vọng, lúc ấy Nhật Bản không còn là một nhà viện trợ nữa, mà chúng tôi sẽ trở thành một đối tác song phương của Việt nam và với những khả năng của mình, chúng tôi sẽ hợp tác với các bạn”.
 
-Ông đánh giá như thế nào về tốc độ giải ngân của Việt Nam?
 
-Năm ngoái, giải ngân các dự án sử dụng nguồn vốn ODA của Nhật Bản ở Việt Nam là 900 triệu yen, một con số kỷ lục nhất tính đến nay. Năm nay, tốc độ giải ngân dự kiến sẽ còn cao hơn. Tất nhiên, do một số nguyên nhân thu hồi đất và thủ tục đấu thầu còn chậm chễ, nhưng về tổng thể, tốc độ giải ngân các dự án đều tốt, được cải thiện và phía Việt Nam tôi hy vọng sẽ nỗ lực hết sức để có thể giải ngân, sử dụng hiệu quả các dự án. Năm 2010, vốn vay ODA của Nhật Bản dành cho Việt Nam là 1,9 tỷ USD. Năm sau, chắc chắn con số này sẽ tăng thêm.
 
-Xin cảm ơn ông.
H.Điệp