Tin môi trường - Cổng thông tin về môi trường Việt Nam

Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn

Chấp nhận "sống chung" với nóng lên toàn cầu

(08:31:36 AM 01/12/2011)
(Tin Môi Trường) - Châu Âu đang giữ thái độ đàm phán cứng rắn tại Hội nghị khí hậu ở Durban (COP 17) và sẵn sàng chấp nhận “sống chung” với nóng lên toàn cầu. Động thái này đã chính thức đưa EU ra khỏi một thập kỉ “chủ hòa” trong vấn đề khí hậu.

 

Quang cảnh hội nghị Durban

 

Quan điểm cứng rắn của EU đã gây ngạc nhiên cho các nước đang phát triển và đe dọa trực tiếp đến tương lai của Nghị định thư Kyoto. Trong hoàn cảnh hiện nay khi Nga, Canada từ bỏ Kyoto; Mỹ quay lưng; Trung Quốc, Ấn Độ, Brazin, Nam Phi không muốn chịu ràng buộc pháp lý; Nhật Bản đang muốn hạ chỉ tiêu cắt giảm, EU được coi là hy vọng cuối cùng nhằm cứu vãn Nghị định thư Kyoto.

 

"Quan trọng nhất là các nền kinh tế lớn khác cùng nỗ lực tham gia, sẽ không ý nghĩa khi chỉ EU hành động để có một cam kết thứ hai tiếp theo Nghị định thư Kyoto", Joanna Mackowiak- Pandera, Thứ trưởng Môi trường Ba Lan cho biết.

 

Thái độ cứng rắn của EU đồng nghĩa với việc đối đầu với các nền kinh tế mới nổi chủ yếu là Trung Quốc, ngoài ra còn Ấn Độ, Brazil và nước chủ nhà Nam Phi. EU khẳng định nhóm này phải có ràng buộc nếu muốn có được sự tiếp nối Nghị định thư Kyoto.

Trung Quốc vẫn khẳng định sẽ không chịu ràng buôc hoặc ràng buộc chỉ ở cấp quốc gia. Ý tưởng đó được hỗ trợ bởi Ấn Độ, sẽ chỉ đưa vào mục tiêu cắt giảm phát thải trên cơ sở tự nguyện, không có cam kết bằng một công cụ pháp lý. Nhật Bản đang tìm kiếm cơ hội để giảm bớt chỉ tiêu cắt giảm khí thải. Còn Mỹ tích cực làm trở ngại Quỹ khí hậu xanh giải ngân tiền cho các nước nghèo.

 

Ba Lan – hiện là Chủ tịch EU, muốn có một giai đoạn cam kết thứ hai kiểu "pháp lý song song" – nếu Liên minh châu Âu ký một hiệp ước ràng buộc pháp lý quốc tế, các nước phát triển phải làm tương tự.

 

Ba Lan đưa ra quan điểm cứng rắn cũng do một phần nền kinh tế hiện nay đang phụ thuộc rất nhiều vào than đá và nổi lên các quan điểm hoài nghi khí hậu của các chính trị gia nổi tiếng trong nước.

 

"Hãy nhìn vào Mỹ - họ đang làm gì? Nhìn vào các nước phát triển khác. Không ai tập trung cho mục tiêu cắt giảm khí nhà kính, chỉ có chúng tôi đã làm nhiều nhất", một quan chức EU nói.

Nguyễn Xuân Cường (Theo theguardian)