Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn
Mỗi người một cách đưa tre về nhà sau khi đã mặc cả xong |
Chợ nhóm theo phiên, cách năm ngày một lần vào các ngày: mùng 3, 8, 13, 18, 23, 28 (âm lịch) của tháng. Người đến chợ bán tre là dân địa phương, chủ yếu ở các xã Mỹ Chánh, Mỹ Tài, Mỹ Quang... Có người vác từng cây, người chở xe đạp, xe ngựa hay cả xe công nông rộn ràng. Họ chở tre tập kết ở chợ, sắp xếp theo hàng ngay ngắn, trên thân tre có khắc tên chủ nhân nên dù để chung cũng không lẫn lộn.
Bốn giờ sáng, chợ tre bắt đầu tấp nập. Người mua đi bán lại, gom từ những người bán lẻ để bán lại cho những người mua sỉ, hoặc đến mua vài cây về làm vật dụng trong nhà.
Cách chợ tre vài trăm mét là một chợ nông phẩm bày bán đủ vật dụng bằng tre, từ nong, nia, rổ, thúng, gàu tát nước, giỏ chở rau hoặc nhốt gà, chổi, lạt buộc, giường... Sản phẩm từ tre rất phong phú, đa dạng và tinh xảo qua tay đan điêu luyện của làng nghề.
Cây tre luôn có giá trị, người dân trồng tre vừa chống xói lở, ngăn gió bão, vừa có bóng mát và làm vật dụng hằng ngày. Cây tre cho thu nhập tương đối cao và giải quyết công ăn việc làm cho nhiều người dân ở Phù Mỹ.
Anh Lê Kim Thương (35 tuổi), thôn Mỹ Chánh Đông, làm nghề đan rổ cá bán cho làng chài. Cuộc mưu sinh của gia đình anh dựa vào chợ tre |
Toàn cảnh chợ tre An Lương. Chợ chỉ bán một mặt hàng là tre, thu hút rất nhiều người đến mua bán |
Người mua chọn tre thẳng hay cong, già hay non tùy nhu cầu |
Ông Lê Yên ở Mỹ Chánh Tây, năm nay 90 tuổi, có thâm niên hơn 70 năm mua bán tại chợ tre. Lúc còn nhỏ, ông thường theo người lớn chặt tre đem ra chợ bán |
Chợ vật dụng làm bằng tre rất phong phú, đa dạng diễn ra sôi động hằng ngày bên cạnh chợ tre |