Trừ những ngày mưa lớn, những ngày nhiệt độ xuống quá thấp, hàng ngà,y 14 học sinh người H’ Mông mất gần 2 giờ cực nhọc để đến trường và về nhà qua đoạn đường núi dựng đứng với nhiều vực sâu hiểm trở.
Anh Hoàng Văn Chóng (41 tuổi), người H’ Mông nhà ở gần điểm trường Lũng Cà lắc đầu ngao ngán khi nối đến đoạn đường hiểm trở lên bản Mu Màn.
Anh Chóng cho biết ngay cả người dân ở Lũng Cà cũng ngại lên Mu Màn trừ khi có việc thật quan trọng.
Do tuổi nhỏ nhất, lại là con gái nên lúc nào bé Sinh cũng phải có các anh chị đi kèm, đặc biệt khi qua những tấm ván chông chênh bên những bờ vực.
|
Để đến lớp mẫu giáo ở điểm trường Lũng Cà, Lý Thị Sinh cùng 13 học sinh tiểu học hàng ngày phải vượt qua những vách núi dựng đứng thế này. |
|
Phải dùng cả hai tay mới leo được qua nhiều đoạn núi đá hiểm trở. |
|
Nhiều đoạn men bên bờ vực rất hẹp chỉ đủ đặt một tấm ván gỗ rộng chừng 20 cm nối sang phía bên kia. Mỗi lần đi qua đoạn này bé Sinh vẫn phải bám vào đá lấy thăng bằng tránh rơi xuống vực. |
|
Một trong số những cây cầu chênh vênh bên miệng vực.
|
|
Không phải người bản địa rất dễ bị lạc trong khu rừng rậm rạp hàng ngày các em vẫn phải băng qua để đến trường. |
|
Rất nhiều đoạn, Lý Thị Sinh phải dùng cả tay chân để di chuyển. |
|
Vì bé nhất nên Lý Thị Sinh luôn được các anh chị sắp xếp đi ở giữa đoàn để dễ trông coi. |
|
Qua những đoạn hiểm trở, những em lớn hơn luôn để mắt đến Sinh. |
|
Ngay cả những học sinh lớn hơn Sinh cũng luôn phải dùng cả 2 tay, 2 chân mới di chuyển được qua những đoạn khó khăn. |
|
Để đi nhanh hơn, Lý Thị Hoa, học sinh lớp 4 Trường Lũng Cà thường dùng cách nhày từ mỏm đá này sang mỏm đá khác rất nguy hiểm. |