Tin môi trường - Cổng thông tin về môi trường Việt Nam

Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn

Việt Nam phụ thuộc quá lớn vào tài nguyên thiên nhiên

(15:15:38 PM 21/11/2011)
(Tin Môi Trường) - Từ trước đến nay, Việt Nam luôn được đánh giá là một trong số các quốc gia trên thế giới phụ thuộc và lạm dung quá lớn vào việc khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên.

 

 Việt Nam đang phụ thuộc quá lớn vào tài nguyên thiên nhiên - Ảnh minh họa
 
 
Vai trò của các nguyên nhiên liệu có nguồn gốc từ tài nguyên thiên nhiên rất quan trọng đối với cuộc sống của mỗi con người, của từng địa phương và quốc gia; là lực đẩy và đóng góp lớn vào tăng trưởng, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo công ăn việc làm; định vị và củng cố nền kinh tế của đất nước trong mối quan hệ của khu vực và quốc tế.
 
Tuy nhiên, từ trước đến nay, Việt Nam luôn được đánh giá là một trong số các quốc gia trên thế giới phụ thuộc và lạm dung quá lớn vào việc khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên.
 
Theo nghiên cứu của Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường: Xuất khẩu của các mặt hàng từ hoạt động khai thác tài nguyên chiếm 31,2% tổng lợi nhuận từ xuất khẩu (IMF, 2007; GSO, 2007). Nếu tính cả xuất khẩu các loại khoáng sản khác, đặc biệt là kim loại như titan, đồng, kẽm...thì tỷ lệ đóng góp của tài nguyên thiên nhiên tới tổng xuất khẩu cũng như tổng thu nhập quốc dân sẽ cao hơn nhiều.
 
Hiện nay, hầu hết các mặt hàng dù lớn nhỏ của Việt Nam sản xuất đều xuất phát từ việc khai thác, sử dụng và nguồn gốc thông qua nguồn tài nguyên thiên nhiên (sách vở, bàn ghế, xe máy...).
 
Ngược lại, nhiều quốc gia trên thế giới rất hạn chế bằng việc đánh thuế nặng các mặt hàng có nguồn gốc chính từ tài nguyên thiên nhiên; tăng cường nghiên cứu công nghệ mới thay thế, tái sử dụng...
 
Do nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, việc sử dụng nguồn tài nguyên thiên thiên càng lớn. Điển hình như khai thác khoáng sản. Hiện có 5.000 mỏ điểm mỏ do địa phương cấp phép, chủ yếu khai thác xuất khẩu thô, gây lãng phí ngân sách nhà nước. Tài nguyên rừng đang bị suy kiệt nghiêm trọng; tỷ lệ trồng, che phủ không theo kịp tốc độ khai thác. Tài nguyên nước đang bị tranh chấp, là nguồn tài nguyên quý hiếm trong thời gian tới. Dầu khí đang có xu hướng vơi cạn.
 
Thậm chí, đa phần người dân sử dụng sản phẩm hàng hóa từ tài nguyên nhiên nhiên nhưng lại không hiểu tài nguyên thiên nhiên. Ví dụ, đá là một chủng loại của khoáng sản. Muối ăn là một khoáng chất. Tất nhiên, coi tài nguyên thiên nhiên là sẵn có, là trời cho.
 
Cho nên, đối với nước ta trọng lượng tỷ lệ nghịch với hàm lượng tri thức trong sản phẩm hàng hoá: Để thu được 500USD, Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam bán nhiều tấn than đá; Người nông dân phải bán đi hàng tấn gạo, nhưng hãng Sony bán chiếc tivi trọng lượng 10kg, hãng Nokia bán chiệc điện thoại trọng lượng 0,1kg, hãng Intel bán con chíp máy tính nặng 0,01kg; hãng Microsoft bán một phần mềm trọng lượng 0 kg. Sản phẩm hàng hoá có hàm lượng tri thức lớn càng thu lợi nhuận cao.
 
Tài nguyên thiên nhiên phần lớn do tạo hóa ban tặng, được hình thành qua hằng triệu năm và khó có thể phục hồi, tái tạo được. Vì vậy, cần có cơ chế chính sách thay đổi tư duy và hành động là không nên quá lạm dụng tài nguyên thiên nhiên trong sản xuất kinh doanh (đối tượng sử dụng nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên). Mỗi người dân cần gìn giữ tài nguyên thiên nhiên bằng nhiều động thái tích cực. Tăng cường nghiên cứu khoa học công nghệ để chuyển giao, thay thế công nghệ mới. Nếu chúng ta không có chiến lược về vấn đề này sẽ bị trả giá, thậm chí có tội với đất nước. 
Phạm Ngọc Bách (Bộ Tài nguyên và Môi trường)