Tin môi trường - Cổng thông tin về môi trường Việt Nam

Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn

Đê di động ngăn triều cường

(12:26:17 PM 12/11/2011)
(Tin Môi Trường) - Tình hình triều cường cường độ ngày càng cao, ngày càng thường xuyên đã và đang là mối lo của đồng bào sông Cửu Long, trong đó có cả thành phố Hồ Chí Minh.

 
Qua báo chí, vừa qua đê ngăn triều cường vỡ liên tục gây nhiều thiệt hại cho đồng bào Miền Nam. Qua ảnh phóng sự, tôi thấy cách ngăn triều cường bằng đê bê tông theo kiểu tấm đan như vậy không thể chống lại được triều cường vì: Mối liên kết giữa các tấm không có. Không có chân đê đứng vững.Tôi xin gửi thiết kế một loại đê để chặn triều cường để đồng bào và các cơ quan chức năng tham khảo.
                                   
Cơ sở khoa học H 1
 
Muốn đê vững, các tấm chặn phải được liên kết chặt chẽ với nhau, triều cường có đặc điểm là lên từ từ, ít sóng vậy các tấm đê ngăn nước sẽ chịu áp suất tĩnh của một tấm phẳng. (xem H1):
 
 
Hợp lục P của nước nằm ở 1/3 chiều cao của tấm chặn nên đòi hỏi tấm chặn phải liên kết chặt chẽ với đáy.
 
Các tấm chặn phải liên kết chặt chẽ với nhau theo chiều dài để không có hiện tượng nước phá điểm.
                                   
Kết cấu tấm chặn H2
 
 
Tấm chắn làm bằng tôn đen (được mạ kẽm càng tốt) dầy 1,5 – 3mm, chiều cao 1200mm chiều dài 1500mm.
 
Các tấm này được gia công bằng hai thanh đứng (dọc) bằng sắt L 45x45 và hai thanh ngang L 45x45.
 
Các cạnh bên được để ra khoảng cách 100mm để gối đầu tạo liên kết với tấm bên cạnh.
 
Thanh đứng có đầu nhô lên để làm điểm cho máy ép cọc, đầu nhọn được găm vào nền đất, độ sâu tuỳ theo cường độ đất nền (600 – 800mm).
 
Khi lắp: Dùng máy ép cọc thuỷ lực ép hai thanh đứng cho mép dưới ngập sau vào nền đất, các tấm liên kết với nhau trong khoảng cách 100mm bên cạnh.
 
Với kết cấu như trên loại tấm chặn này sẽ tiết kiệm hơn tấm bê tông (giá thành bằng ½ ) mà độ vững chắc lại hơn khoảng 3 lần so với tấm bê tông.
 
Sau khi ép xong có thể thêm 1 thanh chống vào thanh dọc trên và gia cố bằng lớp đất sau tấm chắn.
 
Nếu không có tôn phẳng ta có thể duỗi vỏ thùng phi làm tấm chặn các tấm chặn liên kết với cọc, thanh ngang bằng hàng phân đoạn.
 
Những tấm chắn này trước đây dùng để kè hố bom lấy đường cho xe đi, lắp cẩn thận sẽ rất vững chắc (xe tăng di qua không hề hấn gì).
 
Mời các bạn Xem đồ họa tấm chắn Composite thay thế bao cát dùng cho vùng lũ - Ảnh đồ họa vi tính: Artthome.vn :
 
 
Triều cường là hiện tượng thuỷ triều được tăng cường biên độ (độ cao) khi trái đất mặt trăng, mặt trời nằm trên một đường thẳng, nó là hiện tượng thiên nhiên có chu kì và không thể thay đổi. Hiện tượng trái đất nóng lên băng tan, biển thừa nước làm cho triều cường ngày một lớn. Đây là hiện tượng thiên nhiên nên không còn cách nào khác là ta phải học sống chung, sống lâu dài với nó.
 
Rất mong các cơ quan chức năng và đồng bào tham khảo áp dụng giải pháp trên để chống lại triều cường nếu thắc mắc hoặc cần trao đổi xin liên hệ điện thoại kĩ sư Vi Toàn Nghĩa: 096.2412242.
Kĩ sư Vi Toàn Nghĩa