Doanh nghiệp gây ô nhiễm phải bị xử phạt
Hàng loạt hành vi gây ô nhiễm nguồn nước được mổ xẻ trong phiên thảo luận. Chẳng hạn, ô nhiễm do các nhà máy, khu công nghiệp, do nước thải sinh hoạt, do nuôi trồng thủy hải sản...
Đại biểu Nguyễn Thanh Thảo (Đồng Tháp). Ảnh: Minh Thăng |
Theo đại biểu Phạm Xuân Thanh (Hải Dương), một trong các vấn nạn hiện nay là tình trạng xả trộm nước thải vào nguồn nước sạch, gây ô nhiễm. Trong khi đó, dự án luật chưa đề cập trách nhiệm của các dự án, công trình đang xả trộm nước thải.
Ông Thanh cho rằng, đa phần các vụ việc xả thải trộm đều do người dân tự phát hiện và thông báo với cơ quan chức năng. Do đó, dự án luật cần thể hiện quan điểm phát huy mạnh mẽ vai trò giám sát của nhân dân.
Đại biểu Thanh khẳng định, việc tiết kiệm nguồn nước sạch đang là yêu cầu bức thiết trước tình trạng nguồn nước đang dần cạn kiệt như hiện nay.
Còn theo đại biểu Nguyễn Thanh Thảo (Đồng Tháp), cần đánh giá tình trạng ô nhiễm từ các cơ sở nuôi trồng thủy hải sản ở các con sông. Từ đó, nên có hệ thống nước đã qua xử lý dành riêng cho sinh hoạt và nuôi trồng thủy hải sản.
Đại biểu Trần Đình Long (Đắk Nông) lại chỉ ra một vấn nạn khác, đó là hành vi gây ô nhiễm môi trường như khai thác vàng, cát, sỏi ở các dòng sông, khu vực gần sông đang ngày có chiều hướng gia tăng. Dẹp chỗ này lại mọc ra chỗ khác. Để khắc phục, cơ quan quản lý môi trường, quản lý tài nguyên nước và UBND cấp tỉnh phải phối hợp kiểm tra sát sao, đình chỉ nghiêm khắc những bãi khai thác vàng, cát, sỏi tại địa phương.
Đại biểu Trần Đình Long (Đắk Nông) lại chỉ ra một vấn nạn khác, đó là hành vi gây ô nhiễm môi trường như khai thác vàng, cát, sỏi ở các dòng sông, khu vực gần sông đang ngày có chiều hướng gia tăng. Dẹp chỗ này lại mọc ra chỗ khác. Để khắc phục, cơ quan quản lý môi trường, quản lý tài nguyên nước và UBND cấp tỉnh phải phối hợp kiểm tra sát sao, đình chỉ nghiêm khắc những bãi khai thác vàng, cát, sỏi tại địa phương.
Trước đó, trong phiên thảo luận đầu tuần về vấn đề ô nhiễm tại các khu kinh tế, làng nghề, nhiều ĐBQH cũng phàn nàn tình trạng cạn kiệt nguồn nước và "báo động đỏ" về ô nhiễm nguồn nước ở lưu vực nhiều con sông. Theo đó, vấn đề ô nhiễm môi trường tại lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy, sông Cầu và hệ thống sông Đồng Nai, ô nhiễm môi trường do hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu đã lên mức báo động. Quốc hội đã nhất trí thông qua một chương trình mục tiêu quốc gia về khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường, trong đó có ô nhiễm nguồn nước.
Dự án Luật tài nguyên nước được kỳ vọng sẽ giải quyết được phần nào vấn nạn trên. Cụ thể là phải xử phạt nghiêm khắc các sai phạm. Nói như đại biểu Phùng Đức Tiến (Hà Nam), không thể đợi "lộ trình" xử lý với các cơ sở gây ô nhiễm nghiêm trọng nhưng vẫn xả thải ra nguồn nước. "Theo tôi đã là ô nhiễm nghiêm trọng thì cần phải có giải pháp dứt khoát xử lý, không được để tồn đọng vì các doanh nghiệp này không thiếu gì ý do để trì hoãn, kéo dài", ông Tiến nói.
Phạt nghiêm thủy điện xả lũ
Dự án luật đưa ra các hành vi bị nghiêm cấm nhằm mục đích bảo vệ nguồn nước. Một số ĐBQH cho rằng nên cân nhắc thêm việc cấm xả lũ ở các công trình thủy điện gây ngập lụt hạ du.
Như báo cáo của Chính phủ, tổng công suất thủy điện đang đóng góp 40% sản lượng toàn quốc. Tuy nhiên, việc phát triển thủy điện nhỏ và vừa cũng như chuyển nước lưu vực đang gây nhiều hậu quả. Điển hình là việc xây hồ chứa chưa quan tâm đến chức năng phòng, chống lũ và cấp nước cho hạ du.
Do thiếu quy hoạch chung nên các công trình thủy điện đều không có lưu lượng xả để duy trì dòng chảy, thiếu quy trình vận hành hồ nên tác động đến hạ du. Tình trạng thiếu nước cũng dẫn đến tranh chấp ở một số lưu vực sông vào mùa khô.
Trong khi đó, đa phần các sông lớn đều chưa có quy hoạch lưu vực sông nên việc chống lũ mới chỉ dựa trên kinh nghiệm là chính.
Đại biểu Trần Văn Huynh (Kiên Giang) đề xuất, dự án Luật Tài nguyên nước nên tập trung đưa ra các quy định chặt chẽ về bảo vệ hồ chứa nước điều tiết xả lũ. Chẳng hạn, các công trình xây dựng không được cản trở dòng chảy của nước. Nhà máy hoặc cơ sở xả nước gây ra lũ lụt dưới hạ du phải bị xử phạt nghiêm.
Đại biểu Trần Văn Huynh (Kiên Giang) đề xuất, dự án Luật Tài nguyên nước nên tập trung đưa ra các quy định chặt chẽ về bảo vệ hồ chứa nước điều tiết xả lũ. Chẳng hạn, các công trình xây dựng không được cản trở dòng chảy của nước. Nhà máy hoặc cơ sở xả nước gây ra lũ lụt dưới hạ du phải bị xử phạt nghiêm.
Đại biểu Phùng Đức Tiến (Hà Nam) phàn nàn, đọc dự án luật mà vẫn không thấy được vai trò quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ở đâu. Đặc biệt trong vấn đề điều tiết lũ lụt, ao hồ.
Dự án Luật tài nguyên nước sửa đổi sẽ tiếp tục được hoàn thiện, chỉnh lý và sẽ được thông qua vào kỳ họp thứ ba của Quốc hội.